Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị dưới sự tác...
Câu hỏi: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị dưới sự tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). Từ đó liên hệ ý nghĩa của âm thanh cuộc sống đối với tâm lí Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của các tác phẩm.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”_Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thực đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
_ Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
Giới thiệu về nhân vật Mị*Chân dung, lai lịch:
_ Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
_ Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
_ Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự ti vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
*Số phận bất hạnh: bị biến thành con dâu gạt nợ.
_Nguyên nhân:
+ Do món nợ truyền kiếp.
+ Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số.
_ Ban đầu mới về, Mị phản kháng nhưng yếu ớt rồi muốn tự tự nhưng đến khi quen dần Mị chịu sự đày ải cả về thể xác lẫn tinh thần.
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị dưới sự tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân_Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):
Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.
Văng vẳng ở đầu làng.
Lửng lơ bay ngoài đường.
Rập rờn trong đầu Mị.
+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.
=> Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
_Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát, say lịm mặt ngồi đấy -> lãng quên hiện tại -> sống lại quá khứ.
* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:
(+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
_Sức sống tiềm tàng:
+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
_Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.
(+) Trong hơi rượu -> sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy
_Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
(+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng:
_Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.
-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.
-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
(+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:
_Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.
-> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.
=> Giá trị nhân đạo: Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.
Liên hệ ý nghĩa âm thanh cuộc sống đối với tâm lí Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau*Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
*Giới thiệu nhân vật Chí Phèo
*Phân tích ý nghĩa âm thanh trong buổi sáng hôm sau
_Những âm thanh mà Chí Phèo nghe thấy vào sáng hôm sau: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng mái chèo, …
_Ý nghĩa âm thanh:
+Lần đầu Chí cảm nhận được cuộc sống quanh mình, điều này đánh thức trong Chí phần cảm giác
+ Chí nhận thức về bản thân
++ Nhớ về quá khứ tươi đẹp.
++ Quay về với thực tại: số 0 tròn trĩnh (không vợ con, không tài sản…), số âm (nhận thấy mình đã sang dốc bên kia của cuộc đời)
++ Nghĩ về tương lai: đói rét, ốm đau, cô độc.
*Liên hệ:
_Điểm tương đồng:
+ Cả hai nhân vật đều có số phận bi kịch.
+ Âm thanh đều là tác nhân chính tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến tâm lí của nhân vật.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn về sức sống và khát vọng hướng thiện của con người.
_Điểm khác biệt:
+Tiếng sáo là âm thanh đặc trưng trong lễ hội, gắn với phong tục của người miền núi. Tiếng sáo đánh thức sức sống tiềm tàng trong Mị, nuôi dưỡng tâm hồn cô và để rồi sau đó cô có một hành trình vượt thoát khỏi địa ngục trần gian.
+Âm thanh mà Chí Phèo nghe được là âm thanh của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà bao lâu nay Chí chìm trong những cơn say triền miên và không cảm nhận được. Những âm thanh này đánh thức phần thiện trong Chí, giúp Chí tỉnh để sống một khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi cùng Thị Nở.
Tổng kết.Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - năm 2018 (có lời giải chi tiết)