(4,0 điểm)Phân tích hình tượng câ...
Câu hỏi: (4,0 điểm)Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung:
- Nguyễn Trung Thành là một nhà văn quân đội gắn bó sâu sắc với mảnh đất Tây Nguyên. Ông viết nhiều và có nhiều thành công với đề tài này, như "Đất nước đứng lên", "Rừng xà nu", "Các bạn tôi ở trên ấy",...
- Truyện ngắn "Rừng xà nu" là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông viết về những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tác giả đã xây dựng được một hình ảnh biểu tượng độc đáo - hình tượng cây xà nu.
2/ Phân tích hình tượng cây xà nu:
a) Xuất hiện nổi bật và xuyên suốt chiều dài tác phẩm:
- Tác phẩm mở ra với "những đồi xà nu nối tiếp chân trời" và khép lại "những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời". Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo lên 1 điệp khúc để nhấn mạnh, gây ấn tượng với người đọc về những rừng cây tít tắp, đầy sức sống, bạt ngàn, mạnh mẽ.
- Hình ảnh xà nu rải kín toàn bộ tác phẩm.
=>Ý nghĩa:
+ Tác giả đã tái hiện vẻ đẹp đặc trưng, kỳ thú của mảnh đất Tây Nguyên.
+ Ý nghĩa biểu tượng: Từ rừng cây xà-> hình ảnh của con người Tây Nguyên, con người Xô Man.
b) Hình ảnh xà nu gắn mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên:
* Có mặt trong đời sống hàng ngày:
- Lửa xà nu: dần dật cháy.
- Khói xà nu: biến thành vật dụng hữu ích đối với dân làng Xô man .
- Cả cánh rừng: ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng vì làng ở trong tầm đại bác.
=>Người dân làng Xô man đều gắn liền với cánh rừng xà nu bạt ngàn.
* Tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man:
- Trong cái đêm dữ dội, kẻ thù đã tra tấn vợ con T nú và khi ấy T nú đang nấp ở những tảng đá ở vìa làng và vẫn đang nhìn về phía làng -> chứng kiến được cảnh vợ con bị tra tấn là nhờ ánh lửa xà nu soi sáng- >chứng kiến trong đau đớn.
- Kẻ thù đã quấn giẻ tẩm dầu xà nu lên mười đầu ngón tay của T nú -> mười ngón tay của anh biến thành mười ngọn đuốc-> xà nu đã trở thành vật dụng bị kẻ thù lợi dụng -> hủy hoại người dân Xô Man.
- Thể hiện sự thay đổi của dân làng Xô Man: từ không dám cầm vũ khí -> dám cầm vũ khí đứng lên chống lại quân giặc.
- Ngay sau chiến công ấy, đêm đó lửa cháy khắp rừng, theo mệnh lệnh của cụ Mết -> đốt lửa lên -> dân làng chuẩn bị giáo mác đốt lửa lên -> cả rừng Xô Man ào ào rung động -> tất cả người dân làng đều chuẩn bị cho mình một loại vũ khí để chuẩn bị tiếp đón những cuộc tấn công tiếp theo.
- Đêm Tnú về thăm làng: đuốc xà nu dẫn người dân làng Xô Man trên khắp nẻo đường dồn về tâp trung tại nhà Ưng, họ cầm ngọn lửa của mình để ném vào đống lửa giữa nhà -> quây quần quanh đống lửa lớn để nghe cụ Mết kể về cuộc đời của anh Tnú.
* Hình ảnh xà nu thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ, lối tư duy và lối nói của người dân Tây Nguyên:
- Cụ Mết: nggực cụ căng như một cây xà nu lớn, bàn tay của cụ sần sùi như vỏ cây xà nu, giọng nói ô ồ như tiếng rộn vang của núi rừng.
- Tnú : vết thương của Tnú giống như nhựa xà nu; ngược lại vết thương của cây xà nu lại được so sánh với vết thương trên thân thể cường tráng của con người.
- Sự nội dậy của dân làng Xô Man: như là sự nổi giận của cả cánh rừng xà nu.
=>Tác giả dùng thủ pháp ứng chiếu trong miêu tả tạo nên sự tương ứng, hòa nhập giữa con người và thiên nhiên.
c) Hình ảnh xà nu biểu tượng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên:
* Biểu tượng cho số phận con người Tây Nguyên:
- Cả cánh rừng mang đầy thương tích.
+ Làng trong tầm đại bác của đồn giặc, ngày chúng bắn 2 lần đại bác. Cánh rừng xà nu phải ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng. Cả cánh rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương.
+ Có những cây chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão, ở chỗ vết thương nhựa ứa ra... bầm lại đen , quện thành cục máu lớn.
+ Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra độ năm, mười hôm thì cây chết.
+”Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn, năm cây xà nu to, nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại lóng lánh nắng hè".
- Đau thương, mất mát của người dân Xô Man: Rất nhiều người dân Xô Man đã ngã xuống khi họ nuôi dấu cán bộ cách mạng, họ bị giết để làm gương. Tnú phải chứng kiến vợ con anh bị đánh cho đến chết mà không làm gì được.
* Biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp:
- Khao khát ánh sáng : Sức vươn mạnh mẽ của loài cây này tượng trưng cho tình yêu tự do và sức sống mạnh mẽ tiềm tàng của con người Tây Nguyên.
- Khả năng sinh sôi mãnh liệt của xà nu tượng trưng cho sự nối tiếp tinh thần yêu nước, quả cảm của những người Tây Nguyên trong chiến tranh . Sức sống bất diệt của xà nu cũng là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của người Tây Nguyên.
3/ Tổng hợp đánh giá:
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: Sử dụng cái nhìn của điện ảnh khiến hình tượng hiện lên sinh động và rõ nét hơn; Cảm xúc bộc lộ trực tiếp.
- Nội dung tư tưởng: Hình ảnh xà nu là biểu tượng cho vẻ đẹp con người Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh. Chính xà nu đã mở cánh cửa đưa người đọc bước vào thế giới của con người Tây Nguyên.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Đông Du - Đăk Lăk- lần 1 - đề 1