(5.0 điểm) Về h...
Câu hỏi: (5.0 điểm) Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ.Dựa vào bài kí, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1.Giới thiệu chung
- “Con sông dùng dằng con sông không chảy, sông chảy vào vào lòng nên Huế rất sâu”, chỉ thuộc riêng về một thành phố, Hương giang mang những vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế. Huế mộng và thơ không chỉ bởi con người mộng mơ, thấm tĩnh mà có lẽ cũng do đặc điểm của thiên nhiên. Từ bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường, hiện lên vẻ đẹp của sông Hương một cách toàn vẹn và thống nhất trên cả ba bình diện địa lí, lịch sử và văn hóa.
- Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ.
2. Phân tích
- Sông Hương ở thượng nguồn.
Ngược dòng sông Hương, cùng tác giả trở về với thượng nguồn Trường Sơn, người đọc ngạc nhiên đến thú vị trước những nét tính cách của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm
- Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
Xuôi dòng Hương giang về vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương lại mang vẻ đẹp khác, một nét đẹp quyến rũ mềm mại hứa hẹn những điều thú vị qua so sánh: người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng.
- Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố.
Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đẽ đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ nhà văn đều thể hiện cảm nghĩ sâu sắc mới mẻ về non sông. Từ những cái nhìn ấy, ta nhận thấy tình cảm yêu mến thiết tha, niềm tự hào và một thái độ trân trọng gìn giữ đối với vẻ đẹp tự nhiên đậm màu sắc văn hóa của nhà văn với dòng sông quê hương.
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.
3. Tổng kết
- Bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sự uyên bác về các phương diện: địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật..., ngôn từ phong phú, giàu hình ảnh,sử dụng nhiều biện pháp tu từ như; ẩn dụ, nhân hóa, so sánh độc đáo, tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến cho nó trở nên lung linh đa dạng như đời sống tâm hồn con người . Sông Hương hiện lên thật đẹp đẽ, thơ mộng, quyến rũ. Nhà văn đã nhìn Sông Hương như một cô gái Huế dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không phô phang giống như những cô dâu Huếngày xưa trong sắc áo điều lục. Vẻ đẹp của sông Hương cũng chính là vẻ đẹp của con người Huế. - Đọc bài kí, ta càng thêm yêu và tự hào về thiên nhiên, đất nước mình. Từ đó, ta càng có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ đất nước.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc - lần 3 - Đề 3 - năm 2017 ( có lời giải chi tiết)