Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhân vật C...
Câu hỏi: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
+ Vận dụng kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm “Chí phèo” để tạo lập văn bản nghị luận văn học.
+Sử dụng các phương pháp giải thích, phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Giải chi tiết:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có tính biểu cảm.
- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:
1. Khái quát
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo – nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
2. Cảm nghĩ về nhân vật Chí Phèo:
Nguồn gốc xuất thân:
- Chí là một người không cha không mẹ, sinh ra ỏ cái lò gạch cũ bỏ không, một anh đi thả ống lươn nhặt được đưa về chuyền tay cho người đàn bà góa mù nuôi. Người đàn bà này bán Chí phèo cho bác phó cối không con. Khi bác phó cối chết, Chí Phèo bơ vơ, đi ở cho hết nhà này đến nhà nọ.
=> Từ khi sinh ra Chí đã là một đứa trẻ bất hạnh.
Bản chất:
- Năm 20 tuổi Chí đi ở và làm canh điền cho Bá Kiến…
- Là một thanh niên khỏe mạnh, có mơ ước bình dị: có một gia đình nho nhỏ, cuộc sống giản đơn…
-> Là con người hiền lành, tốt đẹp, có lòng tự trọng
Quá trình tha hóa
- Chí Phèo biến dạng, tha hóa cả nhân hình và nhân tính:
+ Nhân hình: “trông đặc như thằng săng đá”, “cái đầu trọc lốc”, “cái răng cạo trắng hớn”…
+ Nhân tính: uống rượu triền miên say khướt, rạch mặt an vạ, …
=> Nam Cao đã tố cáo sự ủy hoại ghê gớm đối với phẩm chất và nhân cách của người lao động do xã hội gây nên.
Sự thức tỉnh:
- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã có tác dụng thức tỉnh bản chất trong con người Chí: Lần đầu Chí nhận ra được những âm thanh của cuộc sống; sợ sự cô độc, đặc biệt là chi tiết bát cháo hành – tình yêu thương chăm sóc của Thị Nở. Khát vọng của Chí được trở lại làm người lương thiện
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Bị Thị Nở từ chối, bà cô Thị không cho Thị lấy hắn -> uống rượu, giết Bá Kiến, tự sát
=> Sự bế tắc của Chí: xã hội dứt khoát không chấp nhận sự trở về của Chí.
Đánh giá:
- Cuộc đời Chí rất đáng thương: do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy mà Chí từ một người lương thiện đã bị bần cùng hóa, lưu manh hóa.
- Khái quát lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Học kì I_Đề 1 (có lời giải chi tiết)