Có ý kiến cho rằng: “Hình tượng văn học không...
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: “Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà là một thế giới biết nói”. Bằng hiểu biết về bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó nêu lên suy nghĩ về yếu tố làm nên sức sống của hình tượng văn học.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu vấn đề:
- Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà là một thế giới biết nói.
- Bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là như thế.
2. Giải thích:
*Hình tượng văn học là một thế giới sống:
- Hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể.
- Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.
*Hình tượng văn học là thế giới biết nói:
- Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một lời nhắn nhủ…về con người, về cuộc sống.
- Thông qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về cuộc sống con người để lựa chọn cho mình lối sống đúng đắn. Có khi người đọc còn thấy tìm thấy sự đồng điệu với tác giả.
3. Phân tích:
*Bức tranh thiên nhiên:
- Phong cảnh Sa Pa: núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp cứ chen nhau hiện lên.
- Đầu tiên là ông họa sĩ: “cảnh trước mặt hiện lên một cách kì lạ…luồn cả vào gầm xe”=> cảnh vật nhân hóa sống động, thể hiện đường nét, màu sắc, hình khối…đậm chất hội họa. Tất cả đều đem đến cho nhân vật một cảm giác mới lạ, thơ mộng về vùng đất, về những khao khát, háo hức khi đến vùng đất mới.
- Bức tranh thiên nhiên thu nhỏ của anh thanh niên => Vườn hoa đầy màu sắc chính là tâm hồn và cuộc sống trong thầm lặng con người ở đây, luôn đầy sức sống và mộng mơ của tuổi trẻ.
- Sa Pa còn có cả nắng “Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây…rực rỡ theo” => Vẻ đẹp của thiên nhiên làm nền cho vẻ đẹp của người.
*Những người lao động thầm lặng:
- Anh thanh niên:
+ Vẻ đẹp của anh thể hiện trong hoàn cảnh sống và làm việc: anh là người cô độc nhất thế gian, công việc của anh là đo gió, đo nắng, tính mây. Công việc gian khổ nhưng anh yêu nó, làm việc hết mình và chính xác. Có lần anh phát hiện đám mây khô nên không quân ta đã tiêu diệt được nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng
+ Vẻ đẹp trong nếp sống, trong cách ứng xử: Anh thanh niên là người có nề nếp, nhân cách. Ngôi nhà anh rất ngăn nắp, gọn gàng. Anh biết làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, thơ mộng, ý nghĩa: trồng hoa, nuôi gà…
ð tác giả đã cho người đọc thấy anh thanh niên – bức chân dung với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, lối sống, suy nghĩ, công việc của anh.
- Ông kĩ sư vườn rau: Ngày ngày ngồi trong vườn chăm chú xem xét cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào để rồi tự ông làm thay cho ong.
- Đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan chỉ ngồi chờ sét đến nỗi không dám đi đâu. Mười một năm không một ngày rời cơ quan.
=> Tất cả mọi người đều yêu thích, ham mê và có trách nhiệm với công việc của mình.
=> Suy nghĩ về yếu tố làm nên sức sống của hình tượng văn học:
Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học là sự kết tinh của hai yếu tố cảm xúc và tư tưởng. Nó chứa đựng thái độ sống, quan niệm, triết lý, những vấn đề cần được giãi bày. Hình tượng văn học sống được trong tác phẩm là do tác giả đã thổi hồn và lấy từ thực tế.
4. Kết bài: Bức tranh thiên nhiên và con người thầm lặng đã tạo nên được một bức tranh Sa Pa thơ mộng và lãng mạn. Vì vậy, đúng là “Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà là một thế giới biết nói”.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Đề thi vào 10 môn Văn chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An năm học 2017 - 2018