(5 điểm)Cảm nhận của em về hình...
Câu hỏi: (5 điểm)Cảm nhận của em về hình tượng trăng trong các bài thơ Đồng chí – Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ánh trăng – Nguyễn Duy
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
- Hình tượng trăng là hình tượng quen thuộc trong văn học. “Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ”, ngắm trăng, uống rượu là thú vui của những tao nhân mặc khách.
- Mỗi nhà thơ khi viết về ánh trăng có những cảm nhận khác nhau. Đó là trường hợp của ba nhà thơ Nguyễn Duy, Huy Cận và Chính Hữu với những tác phẩm Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá và Đồng chí.
2. Phân tích
a.Trăng trong Đồng chí
- Là biểu tượng của tình đồng chí gắn bó keo sơn trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đặc sắc. Trước hết, đó là hình ảnh thực mà Chính Hữu đã nhận ra trong suốt những đêm phục kích chờ giặc. Nhưng đó còn là một hình ảnh giàu biểu tượng:
+ Súng là biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. Đồng thời là biểu tượng cho lí tượng cho lí tưởng của người lính.
+ Trăng biểu tượng cho vẻ đẹp mơ mộng, yên bình, lãng mạn.
Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, Chính Hữu đã vẽ nên một bức tranh đơn sơ mà đầy thi vị về người lính. Trong không gian bát ngát của rừng khuya, vầng trăng bất ngờ xuất hiện, chơi vơi trên đầu ngọn súng. Người lính nông dân hiện lên như những người nghệ sĩ đầy chất thơ, bình dị mà đẹp đẽ.
=>Hai hình ảnh súng và trăng kết hợp tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Đó là vẻ đẹp mang cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
=>Người lính cùng hoàn cảnh, cùng lí tưởng chiến đấu nên gắn bó, đoàn kết với nhau. Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.
b. Trăng trong Đoàn thuyền đánh cá
- Là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hững trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đi đánh cá đêm, vẽ nên bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
c. Trăng trong Ánh trăng
- Là vầng trăng gắn với kỉ niệm tuổi thơ, với thời kháng chiến gian khổ, là vầng trăng tròn vành vạnh, im phăng phắc đột ngột ùa vào phòng buyn-đinh tối om đã khiến nhà thơ giật mình. Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở con người: không được quên quá khứ, không được vô ơn với đồng đội, với thiên nhiên nhân hậu bao la.
d. Nhận xét
- Ánh trăng trong cảm nhận của mỗi tác giả đều là hình ảnh của thiên nhiên đẹp nhưng có sự gửi gắm tư tưởng tác giả.
- Khác: Vầng trăng trong kháng chiến, trong xây dựng chế độ xã hội chủ nghãi ở miền Bắc và trong thời bình.
- Lí giải sự khác nhau:
+ Yêu cầu sáng tạo.
+ Cảm quan nghệ thuật, tâm hồn của tác giả.
3. Tổng kết
- Bài học sáng tạo: sáng tạo là sinh lộ của nghệ thuật, có thể lặp lại đề tài nhưng nhiệm vụ của nhà văn là phải đem đến cái gì mới mẻ cho văn chương.
- Bài học tiếp nhận: người đọc cảm nhận được tâm hồn tác giả và những ý nghĩa ẩn đằng sau ngôn từ, hình ảnh mà tác giả gửi gắm.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - Yên Bái - vòng 2 - năm 2016 - 2017