(4,0 điểm)Phong vị dân g...
Câu hỏi: (4,0 điểm)Phong vị dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau:Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi vềNhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầyTa đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, trang 84)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung:
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình, chính trị.
- "Việt Bắc" là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch sử giữa người về xuôi với Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954, thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
- Dẫn đoạn trích và khẳng định đoạn trích mang đậm phong dân gian.
2. Giải thích:
- “Phong vị dân gian”: Là chất dân gian, là màu sắc hương vị dân gian. Một bài thơ nói chung và một đoạn thơ nói riêng mang phong vị dân gian có nghĩa là trong đoạn thơ ấy, trong bài thơ ấy có dấu ấn của thơ ca dân gian.
- Phong vị dân gian trong đoạn thơ thấm sâu ở nôi dung tư tưởng và phong vị dân gian còn được tạo nên từ cách vận dụng nhuần nhuyễn những yếu tố nghệ thuật quen thuộc từ kho tàng văn học dân gian.
3. Phân tích, chứng minh:
3.1. Phong vị dân gian trước hết thấm sâu trong nội dung tư tưởng của đoạn thơ.
- Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ hướng đến cảnh sắc Việt Bắc, cuộc sống con người ở Việt Bắc, những địa danh ở Việt Bắc, từ đó khẳng định tình cảm khăng khít gắn bó keo sơn.
- Đây là 1 cách sống đã trở thành truyền thống của dân tộc và được thể hiện sâu đậm trong ca dao, dân ca. (Trong ca dao chúng ta thường xuyên gặp những câu thể hiện nghĩa tình gắn bó sâu nặng: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm...).
- Ở đoạn thơ trong bài Việt Bắc, chúng ta gặp lại những tình cảm, cảm xúc đó: tình cảm tha thiết, nghĩa tình sâu nặng với thiên nhiên, quê hương đất nước, với cuộc sống của đồng bào, với những địa danh, những mảnh đất mình từng gắn bó; là tình cảm của những người cán bộ về xuôi – những con người của thời đại hôm nay đã có gốc rễ trong truyền thống. -> Được thể hiện rất nhiều trong những áng thơ ca dân gian.
3.2. Biểu hiện qua nghệ thuật:
Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng rất linh hoạt các yếu tố nghệ thuật quen thuộc của thơ ca dân gian.
* Thể thơ: Thể thơ lục bát truyền thống rất phù hợp trong việc thể hiện nghĩa tình cách mạng. Đây cũng là thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong ca dao.
* Kết cấu: Kết cấu đối đáp trong khung ảnh chia tay lưu luyến -> mô típ quen thuộc trong ca dao, dân ca, khiến cho cấu tứ đoạn thơ, bài thơ giống như cấu tứ của ca dao: cuộc chia tay Việt Bắc giống như cuộc chia tay của đôi lứa với 2 nhân vật “mình” và “ta” -> giãi bày tâm tư, tình cảm.
* Ngôn ngữ, hình ảnh:
- Ngôn ngữ:
+ Đại từ xưng hô “mình”, “ta” và cấu trúc lời thơ gợi nhớ đến những câu ca dao về tình cảm lứa đôi. Ở đây nhà thơ vận dụng ngôn ngữ của ca dao nhưng lại thể hiện tình cảm của con người trong thời đại mới -> mang nét nghĩa mới.
+ Bên cạnh đại từ “mình”, “ta” còn sử dụng những từ ngữ giống lời ăn tiếng nói của nhân dân -> giản dị, mộc mạc những cũng rất sinh động để diễn tả cảnh sắc Việt Bắc, con người Việt Bắc.
- Hình ảnh: Sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc của ca dao, dân ca; rất thích hợp với khung cảnh và tâm trạng: “trăng”, “núi”, “sương”, “khói”…
* Âm điệu, giọng điệu:
- Âm điệu ngọt ngào, tha thiết, quyến luyến.
- Giọng điệu trữ tình ngọt ngào như những lời ru trong ca dao, dân ca, đưa người đọc vào thế giới của kỉ niệm.
4. Đánh giá:
- Phong vị dân gian được biểu hiện ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Nhờ thấm đượm phong vị ca dao, dân ca mà bài thơ đã tạo được sự hòa quyện thống nhất giữa nội dung mang tính cách mạng với truyền thống tư tưởng và tính dân tộc. Tính mới mẻ của thời đại nhập vào mạch dân tộc một cách tự nhiên.
- Đây là yếu tố làm nên phong cách thơ Tố Hữu: đậm đà tính dân tộc.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ - lần 1