(3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sa...
Câu hỏi: (3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Đùng nói cuộc đời mình tẻ nhạtNhé em!Hạnh phúc ở trong những điều giản dịTrong ngàyTrong đêmĐừng than phiền cuộc sống, nhé em!Hạnh phúc ngay cả khi em khócBởi trái tim biết buồn là trái tim biết vuiHạnh phúc bình thường và giản dị lắmEm ơi!Là tiếng xe về mỗi chiều của bốCả nhà quây quần trong căn phòng nhỏChị xới cơm đầy bắt phải ăn noHạnh phúc là đêm về không có tiếng mẹ hoLà ngọn đèn khuya soi tương lai em sángLà điểm mười đỏ tươi mỗi khi lên bảngLà ánh mắt một người như lạ… như quen…Hạnh phúc là khi mình có một cái tênVậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạtNhé em!Tuổi mười tám còn khờ khạo lắmĐừng cố vẽ tô một chân trời xa toàn màu hồng thắmHạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.(Trích Hạnh phúc –Tác giả Thanh Huyền, nguồn internet)Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc bình thường và giản dị là những gì? (0,5 điểm)Câu 3: Hình ảnh một chân trời xa toàn màu hồng thắm diễn tả điều gì ? (0,25 điểm)Câu 4: Anh/ chị có suy nghĩ như thế nào về lời nhắn nhủ của tác giả: Đùng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em! Đừng than phiền cuộc sống, nhé em! (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) (0,5 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:“Xã hội là do các nhóm người, các cá nhân họp lại mà thành. Các nhóm người và cá nhân khác nhau đủ thứ. Trong gia đình, muốn yên ấm, con cái nhẫn nhịn mẹ cha, anh em nhẫn nhịn nhau, chị dâu nhẫn nhịn e chồng… tự nhiên có được gia đình đoàn tụ. Trong xã hội, muốn duy trì xã hội con người thường nhẫn nhịn, tự kiềm chế. Nhẫn nhịn là chất keo kết dính mọi người, làm nảy sinh các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, đức hi sinh, tình chung thủy, ý thức chuộng tin nghĩa. Bất kì lúc nào người khác làm tổn thương mình, nhẫn nhịn là cách giải quyết tốt đẹp nhất. Người xưa nói: “Nhịn nhất thời gió yên sóng lặng. Lùi một bước trời biển mênh mông”. Người nông nổi không biết kiềm chế, thường đẩy các quan hệ vào ngõ cụt , tạo thành những kết cục xấu. Quan hệ người và người vốn rất mong manh. Một lời nói sơ suất , một cái nhìn chế nhạo nỗi đau người khác, một lần phản bội, đều vô tình phá vỡ quan hệ và thai nghén các mâu thuẫn, xung đột. Kẻ xúc phạm người khác là kẻ yếu và trước sau sẽ bị cô lập”.(Trích Nhẫn nhịn – phẩm chất của kẻ mạnh, Mạnh Chiêu Quân, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, trang 154-155)Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,25 điểm)Câu 6: Theo tác giả, nhẫn nhịn có tác dụng gì? (0,25 điểm)Câu 7: Thao tác lập luận chính nào được sử dụng trong đoạn trích? Nêu tác dụng của thao tác lập luận đó. (0,5 điểm)Câu 8: Đoạn trích đã gợi ý cho anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hậu quả của việc không biết kiềm chế? (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng) (0,5 điểm)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hợp Thanh - Hà Nội - lần 1