(4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sa...
Câu hỏi: (4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi! Hàng trẻ xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.Ngay ngày mắt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương – dẫn theo Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2013, trang 58)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 ở An Giang, là nhà thơ gắn bó với cuộc sống và chiến đấu của quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Tác phẩm: được làm khi nhà thơ lần đầu tiên ra viếng lăng Bác sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thể hiện niềm xúc động, tấm lòng của tác giả từ miền Nam mới đươc giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Đoạn trích: là hai khổ đầu tiên của bài thơ, nói lên sâu sắc tình cảm của tác giả với lãnh tụ.
2. Phân tích
a. Khổ 1
- Mở đầu bài thơ, tác giả viết “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” , câu thơ giản dị như một lời nói mà chan chứa biết bao cảm xúc.
+ Nhà thơ như đang rưng rưng nước mắt tự giới thiệu mình, bao hàm niềm tự hào là một người con của miền Nam thành đồng Tổ quốc và nỗi đau mất Bác.
+ Khi đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng, cảm xúc của những đứa con ở xa không khỏi ngỡ ngàng, xúc động nghẹn ngào.
- Ba câu tiếp theo:
+ Hình ảnh nhà thơ gặp đầu tiên là hàng tre xanh rủ bóng quanh lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng trẻ xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Hàng tre xanh như một dấu hiệu đặc biệt Việt Nam, như một linh hồn Việt Nam, cốt cách Việt Nam.
+ Hàng tre đứng hiên ngang như dáng đứng Việt Nam bền bỉ, dẻo dai, đoàn kết, bất khuất.
+ Đến thăm lăng Bác, trong tâm tưởng của nhà thơ là như được trở về với quê hương nguồn cội, với cuộc đời của một con người Việt Nam đẹp nhất. Vì thế, hình ảnh hàng tre giản dị, quen thuộc là biểu tượng của con người Việt Nam đẹp nhất.
b. Khổ 2
- Bắt đầu bằng hình ảnh mặt trời:
Ngày ngày mắt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Hòa vào dòng người vào viếng lăng Bác, trên cao, mặt trời tỏa sáng. Đó là vầng dương của thiên nhiên vũ trụ nhưng nhà thơ còn nhận ra một mặt trời khác - mặt trời trong lăng rất đỏ - đó là vầng mặt trời của riêng dân tộc Việt Nam
+ Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ, dùng mặt trời để ví với Bác, vầng mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, là lí tưởng của Bác mãi mãi tỏa sáng để soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.
=> Tác giả thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là niềm tôn kính của dân tộc Việt Nam với Bác.
- Sự tôn kính thể hiện trong hai câu thơ tiếp theo. Dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Nhịp thơ chầm chậm, giọng thơ thành kính, trang nghiêm.
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được liên tưởng đến những đóa hoa thực sự kính dâng, ngợi ca Người.
+ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín năm trong cuộc đời của Bác. Hình ảnh “mùa xuân” là hình ảnh thơ đẹp và giàu sức biểu cảm nhằm tôn vinh một con người vĩ đại đã trở thành bất tử.
c. Nhận xét
- Hai khổ thơ đầu tiên, mở ra cảm xúc cho bài thơ, là niềm ngưỡng vọng, thành kính thiêng liêng với vị lãnh tụ của dân tộc.
- Cảm xúc của tác giả không giấu khỏi niềm xúc động trào dâng khi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông nối liền một dải.
- Nhịp thơ chậm, thể hiện như bước đi của con người vào lăng viếng Bác.
- Tác giả sử dụng thành công những hình ảnh biểu tượng, nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ.
3. Tổng kết
- Hai đoạn thơ thể hiện nội dung và nghệ thuật của cả bài, góp phần khắc họa cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ.
- Tình cảm của tác giả là tiếng lòng chung của cả dân tộc dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
- Viếng lăng Bác góp vào làm phong phú cho những sáng tác viết về Người. Qua đó, khẳng định sự bất tử của hình tượng Chủ tịch hồ Chí Minh.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD& ĐT Tiền Giang - năm 2016 - 2017