(3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và t...

Câu hỏi: (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Cách đây hơn một trăm năm, trong một trò chơi “tự bạch”, các con gái của Các Mác đã nêu cho ông mười tám câu hỏi, trong đó có câu: “Câu cách ngôn mà cha ưa thích là gì?”. Mác đã trả lời: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi”. Không riêng gì Mác mà Lê-nin và nhiều người khác đều yêu thích câu cách ngôn La-tinh cổ này. Cái gì đã làm cho câu cách ngôn cổ sống mãi, và hôm nay nó còn có ý nghĩa gì đối với chúng ta?Câu cách ngôn là một cách nói bóng bẩy về con người, loài người và tính người. Có một cái gì đó thuộc về con người đang thống nhất mọi người lại và tôi không thể đứng ngoài. Nói không xa lạ có nghĩa là tôi và mọi người đống nhất, đồng tính, đồng loại. Câu cách ngôn biểu thị, bất cứ ai sử dụng nó đều tự trực tiếp khẳng định: Tôi thuộc về nhân loại.Cái gì là thuộc về con người? Có thể nói là tất cả, tất cả những gì gắn liền với cuộc sống, sự sống của con người. Hãy nói về những khát vọng, ước mơ thầm kín của mỗi người. Ai chẳng mong được yên ổn, no ấm, hạnh phúc, văn minh, tiến bộ? Ai không mong muốn sống trong một đất nước độc lập, tự do, dân chủ, không ai bóc lột mình, nô dịch mình? Ai không thích những thú vui, các thứ hưởng thụ, và có ai lại thích khổ đau, bị sỉ nhục? Những cái chung như vậy có thể kể thêm rất nhiều. Chúng có thể đoàn kết con người trong cuộc đấu tranh chung vì cuộc sống.Có những cái thuộc về con người nhưng nằm ngoài ý muốn của con người, cũng đang chứng tỏ họ là đồng loại. Chẳng hạn, không ai có thể đảm bảo không phạm sai lầm. Ngay từ thời cổ xưa, người ta đã biết điều đó. Xi-rê-rông, nhà hiền triết Hi Lạp đã nói: “Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi”. Đó là một điều tất nhiên, vì con người luôn luôn bị đặt vào những điều kiện, hoàn cảnh phức tạp không thể biết trước và phải quyết định tức thời. Con người có thể đi sai đường, có thể có những quyết định không đúng, có thể đánh giá lệch lạc một sự kiện. Đôi khi đó chỉ là chuyện nhỏ, không đáng kể. Nhưng đôi khi con người phải trả giá đắt cho sai lầm. Mong sao cho điều đó đừng xảy ra. Con người càng sâu sắc thì càng hay lắng nghe ý kiến người khác, và càng biết nhiều thì càng ít mắc sai lầm”.(Trích Nghĩ về câu cách ngôn: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi” – Ác-ka-đi Vác-béc – SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục 2015, tr.127-128)Câu 1: Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Con người càng sâu sắc thì càng hay lắng nghe ý kiến người khác, và càng biết nhiều thì càng ít mắc sai lầm” trong đoạn trích trên?Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?