Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh ngày...
Câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh ngày hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi bằng một đoạn văn (12-15 câu).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
*Hình thức:
+Số đoạn: một đoạn.
+Số câu: 12 – 15 câu.
*Nội dung cần đảm bảo các ý sau:
- Thời gian được gợi ra trong bức tranh qua cụm từ: lầu tịch dương – thời điểm cuối ngày.
Thời điểm cuối ngày trong văn học trung đại cũng có những câu thơ:
Ví dụ:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu xương sa khách bước dồn
(Bà Huyện Thanh Quan)
Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành
( Nguyễn Du)
->Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy là lầu tịch dương, là cuối ngày rồi nhưng vạn vật vẫn căng tràn sức sống. Bức tranh thiên nhiên rộn rã, tươi thắm, dạt dào sức sống.
-Bức tranh còn được gợi ra qua việc tác giả sử dụng hệ thống từ ngữ tinh tế, giàu sức gợi:
+ Hệ thống động từ:
_ đùn đùn: có dòng nhựa sống đang ứa căng trong thớ vỏ của hoa hòe, phun trào ra hết lớp này đến lớp khác.
_ giương: tán lá xòe rộng ra để che rợp cả khoảng không rộng lớn.
_ phun: dòng nhựa đang tràn trề và phun trào lên, tạo thành màu đỏ rực rỡ của hoa lựu.
Màu hoa đỏ này ta đã từng gặp trong thơ Nguyễn Du
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình, câu thơ của Nguyễn Trãi nói được sức sống của hoa lựu
_ Tiễn
+ Hệ thống từ láy tượng thanh:
_ Lao xao: âm thanh của người mua kẻ bán tấp nập, rộn ràng -> náo nhiệt -> sự phồn vinh, no đủ của cuộc sống.
_ Dắng dỏi: tiếng ve tạo nên bản đàn rộn ràng.
=> Vạn vật vẫn tràn trề sức sống vào thời điểm cuối ngày.
-Tác giả thức nhọn, huy động tất cả các giác quan, mở rộng tấm lòng mình để cảm nhận và để tái hiện cảnh ngày hè.
-> Đó cũng chính là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cuộc sống.
Mãi đến thế kỉ XX Xuân Diệu mới có những vần thơ “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn/ Sống toàn tim và thức nhọn giác quan” nhưng ở thế kỉ XV, với lòng yêu thiên nhiên cuộc sống của mình, Nguyễn Trãi đã có những cảm nhận bằng tất cả giác quan.
+ Xúc giác -> sự mát mẻ, dễ chịu
+ Thị giác -> sự rực rỡ sắc màu của bức tranh thiên nhiên
_ Màu lục (xanh thẫm) của hoa hòe đang xòe rộng ra, phủ khắp không gian.
_ Màu đỏ rực rỡ của hoa lựu. Cả dòng nhựa tràn trề, ứa căng phun trào hết lớp này đến lớp khác trên những bông hoa lựu.
_ Màu hồng dịu dàng của hoa sen.
=>Tất cả các màu sắc ấy đang được tắm mình trong màu vàng nhạt của ánh trời chiều sắp tắt.
=> Sự hòa sắc tinh tế, tạo nên bức tranh tươi sáng.
=> Gợi nên sự yêu đời.
+ Khứu giác: hương thơm, sự nồng nàn của hương sen.
+ Thính giác: sự náo nhiệt, rộn ràng của tiếng đàn ve, của chợ cá
Biện pháp đảo cấu trúc, từ láy tượng thanh được đảo lên vị trí đầu câu “lao xao”, “dắng dỏi” để nhấn mạnh vào sự náo nhiệt ấy.
=> Bức tranh thiên nhiên cuộc sống gần gũi, chân thực, sống động và có hồn.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Cảnh ngày hè_Đề 1(có lời giải chi tiết)