Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về sức sốn...
Câu hỏi: Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân của nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) bằng một đoạn văn khoảng 15 – 18 câu.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp, bình luận.
Giải chi tiết:
Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 15 – 18 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.Cảm nhận* Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:
_ Khung cảnh ngày xuân:
+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.
+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …
_Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):
Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.
Văng vẳng ở đầu làng.
Lửng lơ bay ngoài đường.
Rập rờn trong đầu Mị.
+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.
=> Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
_ Hơi rượu:
+ Uống cả hũ rượu
+ Uống ực từng bát
-> Say lịm mặt ngồi đấy -> Lãng quên hiện tại -> Sống lại quá khứ.
* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:
(+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
_ Sức sống tiềm tàng:
+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
_ Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.
(+) Trong hơi rượu -> sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy
_ Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
(+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng:
_ Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.
-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.
-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
(+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:
_ Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.
-> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.
=> Giá trị nhân đạo: Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.
Tổng kết.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Vợ chồng A Phủ_Đề 2