Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương...
Câu hỏi: Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lúc) của Nguyễn Dữ để chứng minh rằng:Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình và những yếu tố kì ảo.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Yêu cầu về kĩ năng
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có hình ảnh; dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt và ngữ pháp.
- Biết vận dụng các thao tác nghị luận, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh thuần thục. Biết lựa chọn, phân tích tác phẩm thơ hoặc đoạn trích tiêu biểu làm rõ yêu cầu của đề
Biết cách đưa kiến thức lí luận văn học hợp lý.
Yêu cầu về nội dung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Nguyễn Dữ (khoảng thế kỉ XVI) quê Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Thời đại: nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền binh, nội chiến liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
- Con người:
+ Nổi tiếng học rộng, tài cao.
+ Chỉ làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở miền núi Thanh Hóa.
+ Sưu tầm truyện dân gian để sáng tác “Truyền kì Mạn Lục”.
Tác phẩm:
- Là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì Mạn Lục”
- Lấy nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”
2. Phân tích
a. Thành công về nghệ thuật dựng truyện
- Lấy nguồn gốc từ truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ đã them các chi tiết kì ảo tăng sự hấp dẫn cho truyện.
- Tình huống truyện đặc sắc:
+ Tình huống Vũ Nương lấy chồng: lấy người chồng hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, tránh cảnh bất hòa.
+ Tình huống xa chồng: chiến tranh nên gia đình ly tán, nàng vẫn một mực thủy chung.
+ Tình huống bị chồng nghi oan: chiếc bóng bé Đản nói đã khiến Trương Sinh nghi ngờ, dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
+ Tình huống dưới thủy cung: được Linh Phi cứu, Vũ Nương sống cuộc đời bất tử. Nàng gặp Phan Lang – người cùng làng, nhờ Phan về nói với chồng lập đàn giải oan.
=> Tình huống trong tác phẩm phong phú, hấp dẫn, giàu kịch tính. Mỗi tình huống vừa bộc lộ phẩm chất đẹp đẽ vừa cho thấy số phận bất hạnh của Vũ Nương.
b. Nghệ thuật miêu tả nhân vật
Nghệ thuật khắc họa nhân vật cực kì tinh tế, người đọc có thể hình dung được nhân vật.
- Vũ Nương được khắc họa trên phương diện tâm lí và tính cách thông qua lời nói, lời tự bộc bạch:
+ Lời tiễn chồng ra trận
+ Ba lần nàng minh oan
+ Tự bạch trước khi nhảy xuống sông tự vẫn
=> Những lời nói, hành động đó góp phần khắc họa rõ nét hơn tính cách nhân vật
c. Sử dụng yếu tố kì ảo.
* Các chi tiết kì ảo:
- Khi Phan Lang nằm mộng rồi thả con rùa và lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương- người cùng làng bị oan, đã chết. Rồi được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi sai đưa ra khỏi nước.
- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo. Rồi Vũ Nương hiện ra " ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn,lúc hiện, rồi bỗng chốc biến mất".
* Nhận xét: Được trình bày đan xen với chi tiết thực làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ nhưng gắn với đời thực tạo cho người đọc sự tin cậy.
* Ý nghĩa:
- Tạo 1 kết thúc có hậu, mang thể loại đặc trưng của thể loại truyền kì " ở hiền gặp lành", " bị oan sẽ được giải oan"...
- Tô đậm phẩm chất vốn có của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con,trọng danh dự,...)
- Tạo kịch tính, tố cáo XHPK bất công buộc con người phải chết, không có chỗ đứng cho con người lương thiện.
- Gợi lòng nhân đạo của tác giả.
d. Kết hơp linh hoạt các phương thức biểu đạt: như tự sự, biểu cảm làm nên áng văn xuôi trữ tình sống mãi với thời gian.
3. Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Tiền Giang (Năm học 2018 - 2019) (có lời giải chi tiết)