(5,0 điểm):Bàn về ngôn n...
Câu hỏi: (5,0 điểm):Bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nhà thơ Nga Mai – a – cốp – xki có viết:Phải phí tổn nghìn cân quặng chữMới thu về một chữ mà thôiNhững chữ ấy làm cho rung độngTriệu trái tim trong hàng triệu năm dài.Em hiểu gì về nhận định trên? Hãy phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) để làm sáng tỏ điều ấy.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giải thích ý kiến:
- Giải thích:
+ "ngàn cân quặng chữ" - chất liệu thô sơ, bình thường
+ "một chữ" chỉ sự tinh túy, quí giá
+ làm rung động triệu trái tim trong triệu năm dài: ngôn ngữ có sức truyền cảm mạnh mẽ
=> 4 câu thơ vừa làm nổi bật quá trình lao động nghệ thuật gian khổ, khó nhọc của người nghệ sĩ vừa nhấn mạnh tính chất chọn lọc, tinh tế, gợi cảm của ngôn từ văn chương.
- Đây là qui luật, bản chất, yêu cầu của sáng tạo. Người nghệ sĩ, để tạo nên một tác phẩm độc đáo cần trải qua quá trình lao động nhọc nhằn, như người đào vàng, tìm ngọc, đãi từ kho quặng chữ thô ráp lấy một viên ngọc chữ nghĩa tinh khôi. Nhiều khi khát cháy trên sa mạc ngôn từ vẫn chưa tìm được thứ báu vật thiêng liêng ấy. Như vậy nhà văn là người "phu chữ". Cũng như Đỗ Phủ từng cả một đời trăn trở: "Chữ chẳng làm kinh động lòng người chết chẳng yên".
2. Phân tích "“Kiều ở lầu Ngưng Bích” để làm sáng tỏ ý kiến trên:
a/ Khung cảnh lầu Ngưng Bích và cuộc sống của Kiều:
- Trong Truyện Kiều có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn nhớ nhà của Kiều nhưng không đoạn nào thể hiện được trạng thái bi đát, bế tắc, cô đơn như trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Đó là nỗi đau của người con gái khi đối diện với không gian xa vắng mịt mù, thời gian “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”, thể hiện sựu mất mát, sự xa cách, nỗi trống trải cô đơn sau những cơn biến động của cuộc đời. Nguyễn Du bằng tình yêu thương của mình đã đồng cảm với nàng và cất lên tiếng thơ như viết ra từ gan ruột.
- Sáu câu thơ đầu là khung cảnh không gian trước lầu Ngưng Bích, nói lên nỗi cô đơn đến tận cùng của Thúy Kiều:
+ Nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích: "khóa xuân"
+ Giữa không gian mênh mông, tâm trạng con người càng trở nên cô đơn, trống vắng. Cùng với không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều.
+ Miêu tả bằng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Câu thơ “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” có hai cách hiểu:
Cách 1: non và trăng nhưu cùng nằm trong một bầu trời với không gian bang bạc.
Cách 2: Con người và thiên nhiên như cùng hòa điệu, cùng chung nỗi lòng, tình người tỏa vào cảnh vật.
=> Cái tâm của tác giả hiểu thấu tâm trạng con người, nhà thơ như cùng Kiều sống giữa lầu Ngưng Bích với nỗi đau đớn của người con gái lá ngọc cành vàng thoắt cái đã bị đẩy ra giữa cuộc đời, trải bao sóng gió vùi dập.
b/ Nỗi nhớ người yêu của Thúy Kiều:
- Kiều nhớ Kim Trọng, tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin. Nhớ người yêu bằng với cách thể hiện độc thoại, nói lên nỗi nhớ thương da diết.
- Từ “tấm son” ẩn dụ tấm lòng thủy chung nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi. Giờ đây, tấm lòng son của Kiều đã bị vùi dập, bị hoen ố, biết bao giờ cho phai, cho gột rửa được.
- Nàng đau đớn, xót xa vì:
+ Mối tình đẹp, trong trắng vừa chớm nở đã vội tan vỡ
+ Tình yêu của Kim TRọng không đổi mà mình đã phụ lời thề
+ Nàng hình dung những nỗi mong mỏi, đau khổ của người yêu
+ Chạnh nghĩ đến thân phận bơ vơ của mình nơi đất khách quê người
c/ Nỗi nhớ cha mẹ:
- Nếu với Kim Trọng, Kiều "tưởng" - nhớ, thì với cha mẹ, nàng "xót" - thương vô cùng. Ngôn ngữ của Nguyễn Du thật sắc sảo và tinh tế là ở đó. Bởi nàng tưởng tượng ra cảnh cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin con, thời gian thì vẫn vô tình trôi qua hững hờ, nàng còn day dứt vì không phụng dưỡng được cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
- Việc sử dụng câu hỏi tu từ "Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?" cùng điển tích Sân lai đã cho ta thấy tấm lòng hiếu thảo thành thực, sâu sắc của nàng.
* Cái tâm của Nguyễn Du quá sâu sắc, dành tình yêu thương cho con người khi để trật tự nỗi nhớ có vẻ bất thường. lẽ Thường người ta phải nhớ cha mẹ trước rồi mới đến người yêu. Vì không ai yêu thương ta bằng ba mẹ. Nhưng Nguyễn Du hiểu sâu sắc tâm trạng, tình cảm của nàng nên mới làm vậy. Vì bán mình chuộc cha và em, kiều phần nào làm trọn chữ hiếu. Khi nàng băn khoăn “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” vè quyết tâm chọn chữ hiếu, không phải không nghĩ tới chữ tình nhưng đành phải vậy. Bây giờ, khi chữ hiếu đã được thực hiện, nàng mới nghĩ đến chữ tình. Trong nàng luôn băn khoăn, day dứt vì mình đã phụ chàng Kim. Cái tâm ấy được thể hiện qua ngôn ngữ, bút pháp hết sức hợp lí.
d/ Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, lo lắng của Kiều:
- Tám câu cuối là bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, miêu tả đầy đủ và rõ nét tâm trạng của nàng Kiều. Ở tám câu thơ có cả cái tâm, lẫn cái tài của tác giả, nhưng bao nhiêu nghệ thuật cũng cốt để nói lên tâm trạng con người, thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ:
+ Nhớ cha mẹ quê hương
+ Nhớ người yêu, xót xa cho tình yêu lỡ dở
+ Buồn tủi, đau đớn cho thân phận mình
+ Dự cảm về tương lai đầy sóng gió
- Các từ láy được sử dụng với mật độ dày đặc nói lên một cách triệt để, chính xác tâm trạng của Kiều.
- Điệp ngữ “buồn trông” được điệp lại bốn lần như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn và cảm nhận từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người càng tô đậm tâm trạng cô đơn,sầu nhớ, càng làm ám ảnh hơn nỗi đau đớn. Ở đây, tác giả dùng từ thật đắt giá: "buồn trông" chứ không phải "trông buồn" nghĩa là nỗi buồn sẵn có trong lòng nó phả ra, thấm sâu vào cảnh vật.
- Kiều còn có những dự cảm không hay về đời mình, thể hiện qua hình ảnh "gió cuốn mặt duềnh" và "ầm ầm tiếng sóng". Phải là Nguyễn Du, tài hoa, tinh tế và đồng cảm sâu sắc với nỗi bi kịch của Kiều mới có thể viết ra những vần thơ hay đến vậy.
=> Nguyễn Du viết Kiều như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thâm trên tờ giấy, khiên người ta đau đớn đến đứt ruột (Mộng Liên Đường Chủ Nhân)
3. Tổng kết:
- Khẳng định thành công về mặt ngôn ngữ của đoạn trích là đã cho ta thấy được tâm trạng bi kịch của Thúy Kiều và giúp ta nhận ra vẻ đẹp tâm hồn nàng: thủy chung son sắt và hiếu thảo vô cùng. Qua đó cho thấy cái tâm, cái tài của đại thi hào Nguyễn Du.
- Khẳng định: sự chắt lọc, gọt giũa, sáng tạo là đòi hỏi tất yếu của nghệ thuật và người nghệ sĩ muốn tác phẩm của mình sống mãi với thời gian phải không ngững trau dồi ngôn ngữ và sáng tạo.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - hệ chuyên - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai - năm 2015