Qua văn bản Nước Đại Việt ta (Sách giáo k...
Câu hỏi: Qua văn bản Nước Đại Việt ta (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 2), học sinh hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Nêu vấn đề : Tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.
2. Thân bài:
a) Tư tưởng nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa: là yêu thương con người, làm cho con người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
- Thể hiện ở hai câu đầu: “Việc nhân nghĩa … trừ bạo.”
- Nội dung: Theo đạo lí, lẽ phải nghĩa là trong đất nước muốn phát triển trước hết cần làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn.
=>Nhiệm vụ của người lãnh đạo là đánh đuổi kẻ thù, diệt những kẻ hung bạo.
- Tác giả đã khẳng định một cách mạnh mẽ:
+ Mục đích của kháng chiến chống giặc Minh là yên dân.
+ Nhiệm vụ của quân sĩ là “lo trừ bạo”, “điếu phạt”.
ð Giọng điệu rất khẳng khái, đanh thép. Tư tưởng nhân nghĩa cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ văn bản của tác giả. Đồng thời tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cũng là một bước phát triển, tiếp thu có chọn lọc so với giai đoạn trước đó.
b) Lòng tự hào dân tộc:
- Lòng tự hào dân tộc thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc: “Như nước …. cũng có”:
+ Nến văn hiến – bề dày lịch sử: vốn xưng nền văn hiến đã lâu; chiều dài lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Quốc.
+ Núi sông bờ cõi – lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia.
+ Những triều đại –sự phát triển của dân tộc.
+ Yếu tố con người –tài năng/ hào kiệt: dù nước ta tuy có những lúc mạnh, lúc yếu khác nhau nhưng anh hung hào kiệt không đời nào thiếu.
+ Phong tục tập quán –văn hóa.
ð Cơ sở đưa ra chủ quyền dân tộc rộng lớn, có chiều sâu hơn rất nhiều. So với bài Sông núi nước Nam sự khẳng định về chủ quyền đã tiến thêm một bước mới: không chỉ khẳng định ở phương diện địa lý mà còn khẳng định cả ở chiều sâu văn hóa, lịch sử.
- Lòng tự hào dân tộc còn được thể hiện ở sức mạnh của chính nghĩa: “Lưu Cung … còn ghi”.
- Khái quát về nghệ thuật của văn bản: Giọng văn chính luận của Nguyễn Trãi, cách lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn...
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”: văn bản đã thể hiện tấm lòng nhân nghĩa lớn lao và tình yêu nước sâu nặng của tác giả.
- Liên hệ, suy nghĩ của bản thân: thế hệ trẻ cần biết ơn và cố gắng học tập để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK2 môn Văn lớp 8 THCS Lê Quý Đôn - Năm 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)