(5,0 điểm)Cảm nhận của e...
Câu hỏi: (5,0 điểm)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.”(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tâp hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 56)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
(5,0 điểm)
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là một trong những tác giả tiêu biểu của nền thơ Việt Nam.
- “Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm nổi bật của Thanh Hải, được ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt: trước khi nhà thơ sắp vĩnh biệt cuộc đời.
- Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là hai khổ thơ 4 và 5.
II.Phân tích:
1. Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:
- Hai câu đầu:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa”
Hình ảnh thơ đưa ta trở về bức tranh xuân được tác giả vẽ ra ở bốn câu thơ đầu.
Cách kết cấu lặp lại ấy đã tạo ra sự đối ứng chặt chẽ cho bài thơ. Điệp ngữ “Ta làm…” tạo nên một điệp khúc rạo rực, đậm chất suy tưởng. Thanh Hải muốn thì thầm với tất cả niềm mong mỏi, khat khao: mong được sống có ích, được cống hiến cho đời. Nhà thơ xem đó là lẽ rất tự nhiên của con người, cuộc đời như con chim đem tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời.
- Hai câu sau:
“Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Cái nguyện ước khiêm tốn từ “cành hoa”, “con chim hót” giờ đây chủ động ngân lên “nốt nhạc trầm”. Một nốt nhạc trầm mà xao xuyến trong bản hòa ca chứ không phải một nốt cao lảnh lót để khẳng định chính mình -> chân thành, khiêm tốn.
=> Thanh Hải rất có ý thức về sự đóng góp, dâng hiến của mình. Đó là những cống hiến rất nhỏ bé. Dù nhỏ bé, lặng thầm nhưng đó là những cái tinh túy nhất, cao đẹp nhất của chính mình dâng cho cuộc đời chung.
- Cách xưng hô thay đổi: “tôi” –“ta”: Cái tôi cá nhân đã hòa nhập vào cái ta chung của cộng đồng, của đất nước.
2. Từ lời tâm sự, bộc bạch của riêng mình về phương châm sống và làm việc, Thanh Hải đã nói hộ cho tất cả mọi người về lẽ sống ở đời:
- Hai câu đầu:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”
Từ láy “nho nhỏ” lung linh tỏa sáng trong ước nguyện chân thành của nhà thơ được nói ở khổ thơ trên.
Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được thêu dệt từ tiếng chim hót, từ một nhành hoa, từ nốt trầm xao xuyến mà nhà thơ đã khát khao được hóa thân. Đó là mùa xuân “lặng lẽ”, âm thầm, không phô trương, không ồn ào dành tặng cho đời, cống hiến cho đời với tất cả lòng khiêm tốn, thiết tha, trân trọng.
Nhà thơ gửi đến mọi người mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi người và cuộc đời chung, giữa cá nhân và xã hội: Mỗi người, mỗi cá nhân là một mùa xuân nhỏ góp phần tô thắm cho mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.
Chủ thể trữ tình từ chỗ “hứng” (đón nhận) đến “nhập vào hòa ca”(hòa nhập) và đã “dâng cho đời” (cống hiến). Đó là sự phát triển tự nhiên, hợp lí của cảm xúc.
- Hai câu sau:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Lời tâm niệm bỗng chốc trở thành lời nhắn nhủ thiết ta tới mọi người, mọi thế hệ. Điệp ngữ “dù là” được nhắc lại hia lần liên tiếp khẳng định một khát vọng cống hiến mạnh mẽ. Đó là sự cống hiến thường xuyên, liên tục, bây giờ và mãi mãi.
III. Đánh giá:
Hai khổ thơ đã thể hiện khát vọng hiến dâng bình dị mà cao quý của Thanh Hải. Đặt vào hoàn cảnh bệnh tật, sắp chia lìa sự sống, ta càng thêm ngưỡng mộ, trân trọng lẽ sống cao đẹp của nhà thơ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Cần Thơ năm 2015