(6 điểm)Cảm nhận của em về ba khổ...
Câu hỏi: (6 điểm)Cảm nhận của em về ba khổ thơ sau trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải):Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lungMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao… Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 55, 56)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung:
- Tác giả: Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ ông ở lại quê hương và có công lớn trong văn học chống Mỹ.
- Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện sức sống, niềm yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ.
- Ba khổ thơ: nằm ở phần đầu của tác phẩm, góp phần thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
2. Phân tích:
a. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên:
- Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được khắc họa bằng một vài nét đơn sơ nhưng hiện lên rất đặc sắc.
- Từ “mọc” đặt ở đầu câu thơ vang lên như một điểm nhấn, một phát hiện dầy mới mẻ của nhà thơ, làm khơi gợi nguồn cảm hứng dạt dào. Hai câu thơ đầu tiên còn sử dụng biện pháp đảo ngữ. Câu theo cú pháp chủ vị bình thường phải là “một bông hoa tím biếc – mọc giữa dòng sông xanh” nhưng nghệ thuật của tác giả làm nổi bật đối tượng, chữ “mọc” là động từ nhằm nói đến cái sinh sôi, nảy nở của thiên nhiên đất trời.
- Hai câu thơ đầu tạo nên một bức tranh hài hòa với màu xanh của dòng nước rộng dài, nổi bật một sắc tím mộng mơ, làm nên đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế. Màu tím của bông hoa ta đã từng gặp trong thơ Lê Anh Xuân:
Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chảy đôi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông
=> Tâm hồn người nghệ sĩ nào cũng trân trọng cái đẹp.
- Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh, sau đó là âm thanh, âm thanh là tiếng hót của con chim chiền chiện vang trời, tiếng hót giữa bầu trời xuân như lan tỏa khắp bầu trời, đọng thành “từng giọt, từng giọt”.
- “Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng” có thể hiểu theo hai cách:
+ Giọt long lanh là giọt mưa mùa xuân, sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá, long lanh như hạt ngọc.
+ Cảm nhận, trân trọng từng giọt của tiếng chim chiền chiện à tâm hồn của người nghệ sĩ. Biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ta lại càng trân trọng niềm yêu đời, khát khao sống, nâng niu từng giọt cuộc sống của nhà thơ.
- Tiếng chim vốn được nghe bằng thị giác đã được ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lắng nghe bằng xúc giác. Từng giọt vốn là âm thanh này thêm cảm nhận của tác giả, nó long lanh ánh sáng và màu sắc.
=> Dù hiểu theo cách nào thì vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất củ tác giả khi đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hóa vào thiên nhiên đất trời để còn mãi dù cuộc đời của bản thân là ngắn ngủi, hữu hạn.
=> Khổ thơ đầu tiên vẽ nên một bức tranh xuân tươi đẹp đầy sức sống. không chỉ là cảnh đẹp của xứ Huế mà đó là vẻ đẹp của cả đất nước.
b. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước:
- Lịch sử dân tộc ta có những ngày tháng vừa ra sức sản xuất ở hậu phương, vừa chiến đấu dung cửm nơi chiến trường. Đi vào trong thơ viết về mùa xuân, nhà thơ Thanh hải cũng có những cảm nhận tinh tế:
Mùa xuân người cầm súng
Mùa xuân người ra đồng
nhưng tất cả đều hiện lên trong vẻ đẹp dạt dào nhựa sống.
- Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên vai: Hình ảnh người lính ra trận mà trên vai, trên lung học có vành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang theo lộc biếc, chòi non, mang theo dòng nhựa long lanh sự sống. Từ đó nó truyền cảm hứng cho người chiến sĩ nơi chiến trường xa nhiều gian khổ. Hình ảnh Lộc giắt đầy trên vai còn làm ta liên tưởng đến những người lính dường như mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính sức sống ấy tiếp them cho con người sức mạnh để tiêu diệt giặc thù.
- Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ:những người lao động, làm công việc ươm mầm cho mùa xuân đất nước, ươm mầm cho sự sống, cho tương lai tươi đẹp. Từ “lộc” cho phép chúng ta lien tưởng tới những cánh đồng mênh mông. Từ “lộc” cũng diễn tả sức sống của con người. Có thể nói, chính con người mới là chủ thể thổi sức ống vào thiên nhiên mùa xuân, đất nước.
- Cảm nhận tất cả cảnh vật, con người như hối hả, xôn xao. Hối hả là vội vã, khẩn trương, liên tục, không dừng lại. Xôn xao khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng. Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước đã được mở rộng dần. Đầu tiên, nó chỉ gói gọn trên đôi vai, tấm lưng của người ra trận, đã được mở rộng thành một cánh đồng bao la.
- Giọng thơ vui tươi, mạnh mẽ, dồn dập, nhịp điệu gấp gáp như hối thúc con người sống, cống hiến và cảm nhận cuộc sống.
c. Niềm tin, lạc quan hướng tới tương lai:
- Hai câu thơ với mười chữ mà khái quát được lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc. Đó là lịch sử vất vả và gian lao nhưng cũng rất dỗi anh hùng.
- So sánh cuối bài thơ “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước” nói lên nhiều điều. Trước hết đó là niềm tin vào sức sống trường tồn của dân tộc đã can trường, đứng vững trước mọi phong ba suốt mấy nghìn năm lịch sử. Thứ hai, so sánh đất nước như vì sao còn gợi cho ta đến màu sao vàng trên lá cờ Tổ quốc. Để có ngôi sao vẹn nguyên như thế, cả dân tộc đã hi sinh bao nhiêu xương máu. Vì sao ấy cũng như một bệ phóng, đưa đất nước tiến lên. Trong những năm tháng cuối đời, nhà thơ thiết tha yêu đời, vẫn khao khát cống hiến, cho quê hương, cho đất nước tươi đẹp hơn.
3. Tổng kết:
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
- Niềm tin yêu, lạc quan và sức sống dạt dào của con người khao khát sống và cống hiến.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hải Phòng - năm 2014