Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng...
Câu hỏi: Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tác hại của sự thiếu trung thực trong thi cử.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giải thích
- Trung thực là thành thật, ngay thẳng. Thiếu trung thực là không thành thật, không ngay thẳng, không làm thật.
- Thi cử: một hình thức kiểm tra, đánh giá trong học tập nhằm giúp giáo viên theo dõi tình hình học tập của học sinh và để học sinh nhận ra năng lực của bản thân mình, phụ huynh biết tình hình học tập của con em mình.
- Thiếu trung thực trong thi cử là gian lận, không thành thật, dối trá trong kiểm tra đánh giá để đạt kết quả cao, nhưng đó không phải là kết quả chính xác.
- Thiếu trung thực trong thi cử là hành vi xấu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ học sinh, cho những chủ nhân tương lai của đất nước nên phải được loại trừ ngay nhưng nó vẫn là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận
a. Nguyên nhân
- Nhận thức lệch lạc về mục đích và tầm quan trọng của việc học đối với sự phát triển toàn diện năng lực và nhân cách của con người.
- Nguồn gốc sâu xa của thiếu trung thực là học sinh lười biếng, thói giả dối.
- Bệnh thành tích trong giáo dục: không muốn học nhưng lại mong muốn có kết quả cao.
- Áp lực từ gia đình và xã hội, coi người có kết quả học tốt là số một nên dẫn đến học sinh gian lận để có kết quả cao, để bố mẹ không trách mắng.
- Từ phía thầy cô: thầy cô muốn chạy đua thành tích, đánh giá thi đua khen thưởng của mình cao nên có khi cố ý nhắc bài cho học sinh trong giờ thi, kiểm tra.
àNguyên nhân từ khách quan đến chủ quan, tổng hợp từ nhiều yếu tố khiến gian lận trong thi cử ngày càng báo động.
b. Biểu hiện gian lận trong thi cử
- Thiếu trung thực trong thi cử biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau như quay cóp, giở tài liệu, thi hộ, thi thay, sử dụng các thiết bị hiện đại để chép bài.
- Giám thị, giáo viên coi thi cố tình nới lỏng cho thí sinh gian lận trong thi cử.
- Trước ngày thi, “chạy” trước bằng tiền, bằng các mối quan hệ để chuẩn bị sẵn đỗ dù đề thi thế nào và làm bài ra sao.
c. Tác hại của thiếu trung thực trong thi cử
- Hiện tượng ngồi nhầm lớp.
- Không tìm được người có tài năng thật sự, ảnh hưởng đến công tác khuyến học, khuyến tài, gây mất niềm tin trong xã hội.
- Bằng cấp không có giá trị, trao bằng không đúng người có năng lực.
- Ảnh hưởng nguy hại đến sự phát triển chung của xã hội. Với những người ngồi nhầm lớp mà lại làm quan to, những “tiến sĩ giấy” sẽ kéo lùi sự tiến bộ của đất nước.
- Bất công trong xã hội giữa những người học thật thi thật với những người gian lận.
- Người tài không được trọng dụng đúng.
- Áp lực thi cử ảnh hưởng lớn đến tâm lí của học sinh khi làm bài thi, làm giảm đáng kể chất lượng bài thi.
- Học tập chỉ vì thành tích mà không nhằm mục tiêu tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết, phát triển năng lực.
d. Giải pháp
- Thực hiện đồng bộ ở mọi mức độ từ bộ giáo dục, sở giáo dục đến từng giáo viên, học sinh; trong tất cả các khâu ra đề,chấm bài và lên điểm.
- Học thật thi thật.
- “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Khen thưởng có tính giáo dục, nhằm khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Không gây áp lực cho học sinh.
- Giáo dục ý thức học sinh: việc học là để phát triển năng lực bản thân, trang bị kiến thức cho chính mình chứ không phải vì thành tích, vì sĩ diện.
- Xử lí nghiêm minh với những trường hợp thiếu trung thực trong thi cử.
- Công tác coi, chấm thi nghiêm túc, công bằng.
- Đề thi đổi mới để không gian lận được trong thi cử.
3. Mở rộng, nâng cao
-Thiếu trung thực trong thi cử là khởi nguồn của nhiều thứu giả dối, không thật thà khác.Nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Khẳng định: Cái rễ của học tập thì cay đắng nhưng hoa quả của nó lại ngọt ngào, học thật thi thật bằng thực lực của mình là biểu hiện đầu tiên để trở thành người có ích cho xã hội
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD& ĐT Quảng Bình - năm 2016 - 2017