Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của người Việ...
Câu hỏi: Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan?
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung văn bản và phương pháp phân tích.
Giải chi tiết:
1. Mở bài: Bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (tên văn bản do người biên soạn bổ sung) của tác giả Vũ Khoan được viết vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI) cũng là thời điểm chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ (thiên niên kỉ thứ hai chuyển sang thiên niên kỉ thứ ba). Tác giả đã dũng cảm chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam.
2. Thân bài
- Những điểm mạnh tồn tại song song cùng điểm yếu:
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém về thực hành.
+ Cần cù, sáng táo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trong nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc (nhất là trong chiến tranh) nhưng thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh đi liền với những hạn chế trong thói quen và nếp nghị, kì thị kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
- Những điểm mạnh rất cần thiết, hữu ích trong thế kỉ mới đói hỏi sự sáng tạo, tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc trong công việc. Song những điểm yếu của con người Việt Nam lại trở thành vật cản ghê gớm trong một xã hội công nghiệp, trong một nền kinh tế tri thức.
- Cách lập luận của tác giả ở đây là nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó lại là điểm yếu. Cách nhìn như vậy là thấu đáo, hợp lí. Tác giả luôn đối chiếu điểm mạnh, điểm yếu ấy với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chứ không phải chỉ nhìn trong lịch sử.
=> Bài viết đã nhìn thẳng vào những ưu, nhược điểm của con người Việt Nam để thuyết phục thế hệ trẻ nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành phát huy điểm mạnh để bước vào xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
=> Cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về con người, về đất nước Việt Nam trong thế kỉ XXI và một cái nhìn tiến bộ, nhân văn của tác giả khi khẳng định, đề cao giá trị con người.
=> Cách triển khai vấn đề chặt chẽ, sắc sảo mang tính tranh luận đầy sức thuyết phục.
3. Kết bài: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác giả đứng trên tầm cao của thời đại mới, với ý chí tự cường để trao đổi với thế hệ trẻ Việt Nam. Qua đó yêu cầu thế hệ trẻ Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Có lời giải chi tiết