Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn...

Câu hỏi: Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả sông Đà bằng nhiều giác quan khác nhau. Có lúc, sông Đà hiện lên qua ấn tượng của thính giác: “Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Nhưng cũng có khi, sông Đà được miêu tả bằng ấn tượng của thị giác: “Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân.”(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2015, tr.187 – 188 và tr.190 – 191)Phân tích hình tượng sông Đà qua những đoạn miêu tả trên, từ đó làm nổi bật tính chất độc đáo của dòng sông dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.