(5,0 điểm)Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Việt Bắc” c...
Câu hỏi: (5,0 điểm)Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu vừa là khúc tình ca ca ngợi tình nghĩa cách mạng sâu nặng, sắt son, vừa là bản hùng ca tráng lệ về nhân dân Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến.Qua đoạn trích học, anh(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. KHÁI QUÁT CHUNG: (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam với phong cách thơ trữ tình chính trị. “Việt Bắc”là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu… (0,25 điểm)
- Trích dẫn ý kiến: Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu vừa là khúc tình ca ca ngợi tình nghĩa cách mạng sâu nặng, sắt son, vừa là bản hùng ca tráng lệ về nhân dân Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến. (0,25 điểm)
2. CỤ THỂ: (4,0 điểm)
2.1 Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là khúc tình ca ca ngợi tình nghĩa cách mạng sâu nặng, sắt son (2,0 điểm)
- Tình cảm lưu luyến vấn vương được thể hiện qua đoạn đầu của bài thơ: lối hát đối đáo giao duyên, sử dụng đại từ nhân xưng “mình”-“ta” đầy thân mật, biện pháp điệp ngữ “Mình về có nhớ”, “Mình đi có nhớ”….(Phân tích 8 câu thơ đầu) (0,5 điểm)
- Lối sống ân nghĩa, ân tình được thể hiện qua hàng loạt những kỉ niệm của tác giả về những năm tháng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc. (Phân tích đoạn thơ “Mình đi có nhớ…” hoặc “Ta đi ta nhớ những ngày/ Mình đây ta đó…”) (0,5 điểm)
- “Việt Bắc” là bản tình ca ca ngợi vẻ đẹp của cảnh và con người Việt Bắc (Cảnh Việt Bắc đẹp, hài hòa đường nét, màu sắc, âm thanh, hài hòa giữa cảnh và người. on người Việt Bắc đẹp trong lối sống, đẹp trong lao động…) (Phân tích bức tranh tứ bình) (1,0 điểm)
2.2 “Việt Bắc” là bản hùng ca tráng lệ về nhân dân Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến. (1,5 điểm)
- Phần sau của bài thơ là một Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu: khung cảnh sử thi, giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng, những hoạt động sôi nổi…góp phần diễn tả sức mạnh và khí thế chiến đấu của cuộc kháng chiến. (0,5 điểm)
- Sức mạnh của cuộc kháng chiến được bắt nguồn từ lòng căm thù “miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”, từ tinh thần đoàn kết, từ lối sống ân tình “mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”… (0,5 điểm)
- Một dân tộc đã vượt qua đau thương để lập hang loạt chiến công, để Việt Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng. (Phân tích “Những đường Việt Bắc của ta…tàn lửa bay” và “Những khi giặc đến giặc lùng…”) (0,5 điểm)
2.3 Lí giải: (0,5 điểm)
Nói Việt Bắc vừa là một bản anh hùng ca, vừa là một bản tình ca là khẳng định sự hòa quyện giữa sử thi và trữ tình.
+ Ra đời ở một bước ngoặt lớn lao của lịch sử dân tộc, vậy nên bài thơ mang tính chính trị là điều dễ hiểu. (0,25 điểm)
+ Thắm thiết chất trữ tình là bởi bài thơ cùng một lúc nói được nhiều tình cảm của con người cách mạng và kháng chiến. Đó là tình yêu nước lớn lao, cụ thể trong trích đoạn: yêu nước chính là yêu Việt Bắc – cái nôi của phong trào cách mạng, chiến khu của kháng chiến trường kì. Đó là tình yêu thiên thiên Việt bắc hùng vĩ và thơ mộng, con người Việt bắc nghèo khổ, mộc mạc mà nghĩa tình sâu ặng. Đó là lòng biết ơn, niềm kính yêu Đảng và lãnh tụ. Đó là nghĩa tình thủy chung với cội nguồn, với cách mạng và kháng chiến… (0,25 điểm)
3. ĐÁNH GIÁ: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại: bài thơ “Việt Bắc” là bản tình ca và cũng là bản hùng ca ca ngợi kháng chiến và con người kháng chiến. (0,25 điểm)
- Khẳng định vị thế của bài thơ bây giờ và mãi mãi về sau. (0,25 điểm)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Huệ - Yên Bái - 2014.2015