Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng phép lập luận nào...

Câu hỏi: Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng phép lập luận nào?a. Trong đời sống, chúng ta thường gặp biết bao nhiêu việc khó khăn, nhiều việc tưởng như không thể nào làm nổi. Thế nhưng, con người chân chính không bao giờ chịu dễ dàng bỏ cuộc. Bởi trong những con người ấy luôn có một sức mạnh giúp họ có thể vượt qua mọi trở ngại khó khăn to lớn nhất. Đó là sức mạnh của ý chí, sự quyết tâm, lòng kiên trì nhẫn nại. Chính vì thế mà nhân dân ta đã có câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.b. “Hễ quẹt là cháy, hễ thổi là tắt, như là que diêm”, có người đã nói như vậy với giọng châm biếm. Còn tôi, tôi lại cho rằng, que diêm nhỏ bé kia thế mà lại có lợi ích không hề nhỏ bé chút nào.(Theo Mã Thiết Đinh)c. Trải qua bao tháng năm, lời khuyên nhủ gửi gắm trong lời ca:Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu. Bởi xã hội dù có tiến đến đâu thì con người ai cũng phải có cha mẹ, ai cũng phải chịu ơn nuôi dưỡng sâu nặng của mẹ cha. Và vì thế, dù xã hội có tiến lên thì con người vẫn không ai được phép quên ơn cha nghĩa mẹ. Những câu hát về nước nguồn và núi Thái kia, do vậy, chắc chắn sẽ còn ngân nga tha thiết mãi, tới muôn đời…(Theo bài của Nguyễn Thị Phương Minh, học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội)d. Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta trụy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình, ta không phẫn uất, bị xỉ nhục, ta không tức khí. Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh. Hãy giữ lấy mãi mãi cái rung động trước một tác phẩm đẹp, cái mê đắm trong việc khi làm sáng tác, khi hướng dẫn, khi truyền bá.(Đinh Gia Trinh, trích Lửa bên trong)