Từ văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đ...
Câu hỏi: Từ văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)
Giải chi tiết:
Yêu cầu về hình thức_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu về nội dung* Giải thích vấn đề
_ Ngôn ngữ là: là phương tiện giao tiếp quan trọng của loài người, giúp mọi thành viên trong xã hội có thể trao đổi, tương tác với nhau. Ngôn ngữ còn tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, tác động tới sự phát triển của xã hội.
=> Giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt là điều hết sức quan trọng trong thời buổi hội nhập hiện nay. Sự giàu đẹp của tiếng Việt không chỉ khẳng định giá trị của dân tộc mà nó còn là điều kiện để dân tộc ta vươn ra thế giới.
* Bàn luận vấn đề
_ Vai trò của tiếng mẹ đẻ với mỗi dân tộc:
+ Tiếng nói có phát triển, ta mới tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ về mọi mặt của thế giới, phổ biến rộng rãi để nâng cao dân trí cho nhân dân, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn. Nhờ sức mạnh ấy mà dân tộc mới có điều kiện để phát triển đất nước.
+ Tiếng Việt còn là phương tiện biểu hiện đời sống văn hóa, tâm hồn phong phú mà sâu sắc của dân tộc Việt.
_ Thực trạng sử dụng tiếng Việt:
+ Lạm dụng tiếng nước ngoài làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Học sinh, sinh viên thế hệ tương lai của đất nước không ý thức được tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ nên không trau dồi, không luyện tập, khiến vốn ngôn ngữ ít ỏi, nghèo nàn.
+ Hiện tượng nói tục, chửi bậy trở nên phổ biến đặc biệt là ở giới trẻ.
_ Hậu quả:
+ Vốn ngôn từ nghèo nàn, ít ỏi.
+ Đánh mất giá trị của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ dân tộc.
+ Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của mỗi người.
_ Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.
_ Giải pháp: Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên nhiều phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động.
+ Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt.
+ Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
_ Mở rộng vấn đề: giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình hơn nữa.
_ Liên hệ bản thân: em đã sử dụng tiếng Việt như thế nào?
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên - lần 2 - năm 2018 (có lời giải chi tiết)