(6,0
Câu hỏi: (6,0 điểm)Một vầng trăng in trong gươngVẫn là một vầng trăng.Một vầng trăng qua lòng mắt nghệ sĩCó thể thành vô vàn nét đẹp(Theo Phạm Thiên Thư, Huyền ngôn xanh)Những câu trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách nhìn của người nghệ sĩ đối với hiện thực cuộc sống ? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua một số tác phẩm văn chương có hình ảnh vầng trăng.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1/ Giải thích vấn đề:
- Đoạn thơ đã cho thấy sức sáng tạo của mỗi người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ không sao chép, chụp chiếu lại hiện thực mà phản ánh hiện thực một cách sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan của mình. Mỗi nhà văn, nhà thơ có một cách nhìn riêng, cảm nhận riêng, tạo nên dấu ấn riêng của mình. Đó cũng chính là bản chất của sáng tạo nghệ thuật.
2/ Chứng minh qua một số tác phẩm văn chương có hình ảnh vầng trăng:
Dẫn chứng: Ngắm trăng - Hồ Chí Minh, Ánh trăng - Nguyễn Duy, Đồng chí - Chính Hữu.
a/ Ngắm trăng - Hồ Chí Minh:
* Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
* Hình tượng trăng:
- Xuất hiện một cách đặc biệt: giữa không gian ngục tù, thiếu thốn "không rượu cũng không hoa".
- Trăng được nhân hóa trở thành tri kỉ của người tù - người chiến sĩ cộng sản:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo.
=> Qua hình ảnh ánh trăng và cuộc ngắm trăng có một không ai đó, ta cảm nhận được tâm hồn đậm chất nghệ sĩ và tinh thần lạc quan, khao khát tự do của Bác. Nói cách khác, bài thơ ngời lên chất "thép" của một người chiến sĩ và thấm đượm chữ "tình" của một người thi sĩ.
b/ Ánh trăng - Nguyễn Duy:
* Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
* Hình tượng trăng:
- Hình ảnh vầng trăng - biểu tượng cho quá khứ hồn nhiên, tươi đẹp, nghĩa tình:
+ Vầng trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên tươi mát, là người bạn hồn nhiên của tuổi thơ, là bạn tri kỉ của con người thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thuỷ chung -> Là quá khứ vẹn nguyên không thể phai mờ.
=> Vầng trăng là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.
- Vầng trăng bị con người lãng quên trong cuộc sống hiện tại nhưng nó vẫn là biểu tượng của quá khứ tươi đẹp, vẹn nguyên:
+ Cuộc sống hiện đại với sự đầy đủ về vật chất, những "ánh điện", "cửa gương"... đã làm con người lãng quên đi người bạn nghĩa tình, lúc này vầng trăng trở thành "người dưng qua đường", bị coi như một người xa lạ.
+ Mặc dù con người đã quên đi quá khứ nhưng vầng trăng thì vẫn vẹn nguyên, không thay đổi -> vầng trăng biểu tượng cho sự vĩnh hằng của cuộc sống.
- Sự trở lại của vầng trăng làm thức tỉnh nhận thức, tình cảm của con người về quá khứ gian lao mà nghĩa tình:
+ Vầng trăng trở lại trong hoàn cảnh bất ngờ với con người: "Thình lình đèn điện tắt", đó là cơ hội để vầng trăng xuất hiện: "đột ngột vầng trăng tròn".
+ Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng đã làm dâng lên trong lòng con người cảm xúc "rưng rưng" nhớ lại quá khứ tươi đẹp, nghĩa tình -> sử dụng từ ngữ độc đáo, thủ pháp so sánh góp phần diễn tả hiệu quả cảm xúc.
+ Vầng trăng là nhân chứng nghĩa tình, hiền hậu, bao dung và cũng rất nghiêm khắc để conngười phải "giật mình", thức tỉnh lương tâm, nhớ về quá khứ (phân tích dẫn chứng).
=> Hình tượng vầng trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là một bài học giàu tính triết lí về thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung của con người đối với quá khứ của chính mình và dântộc.
c/ Đồng chí - Chính Hữu:
* Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung bài thơ.
* Hình ảnh vầng trăng:
- Trăng xuất hiện giữa thời gian, không gian nghệ thuật: đêm tối, rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, gợi hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.
- Xuất hiện cùng với hình ảnh con người. Những người lính được miêu tả:
+ "đứng cạnh bên nhau": tình đồng chí, đồng đội chân thành, đằm thắm, là động lực để họ vượt lên trên hoàn cảnh.
+ "chờ giặc tới": tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu, toát lên sự dũng cảm.
- Hình ảnh trăng:
+ Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.
+ "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng: biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh tươi đẹp, thanh bình của quê hương đất nước; là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.
3/ Đánh giá chung:
- Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là vô cùng. Cùng một đối tượng nhưng mỗi nhà thơ, nhà văn lại có những cách nhìn, cách cảm khác nhau. Điều đó mang đến cho văn học sự phong phú, hấp dẫn, đồng thời khẳng định sự tài hoa, dấu ấn riêng của mỗi người nghệ sĩ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - hệ chuyên - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh năm 2014