Phân tích khổ thơ sauEm cu Ta...
Câu hỏi: Phân tích khổ thơ sauEm cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng. Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông, Mẹ địu em đi để dành trận cuối. Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường, Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn. - Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi, Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước. Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ, Mai sau con lớn làm người Tự Do...
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
Ở đoạn thơ thứ ba, là hình ảnh người mẹ địu con tham gia chiến đấu:
+ Giặc Mĩ càn đến, mẹ phải “đạp rừng”,”chuyển lán” để di chuyển lực lượng;
+ Mẹ phải cùng với các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ.
=> Cả gia đình, cả dân tộc đã anh dũng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù chung.
+ “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”, mẹ xông pha vào chiến trường, mẹ vào tận Trường Sơn. Hai chữ “trận cuối” mang theo cả một niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.
-> Qua ba đoạn thơ, qua những hoàn cảnh và công việc cụ thể, người đọc nhận ta tấm lòng người mẹ trên chiến khu. Người mẹ ấy lặng lẽ,bền bỉ, quyết tâm trong công việc kháng chiến, từ công việc lao động sản xuất đến công việc chiến đấu. Người mẹ ấy đằm thắm yêu con, gắn bó với buôn làng,quê hương, cách mạng, khát khao đất nước được độc lập tự do.
- Cùng với mẹ, em cu Tai cũng hòa nhập vào cuộc sống hào hùng đó:
“Mẹ địu em…
… Trường Sơn”
+ Cấu trúc “từ…đến” -> sự trưởng thành của em cu Tai.
+ Hiện thực: Lưng mẹ, đói khổ
-> Đưa em cu Tai đến với chiến trường Trường Sơn, đến chiến đấu hào hùng của dân tộc.
-> Tình yêu của mẹ đã làm nên sự trưởng thành kì diệu đó.
- Điệp lại lời ru của mẹ ở 3 đoạn thơ, ta thấy được tình yêu con tha thiết dịu dàng của người mẹ. Tình yêu ấy trải dài qua lời ru…
- Những điệp khúc “Ngủ ngoan a-kay ơi,ngủ ngoan a-kay hỡi”, “Mẹ thương a-kay”, “Con mơ cho mẹ”, “Mai sau con lớn” nhằm nhấn mạnh tấm lòng của người mẹ tha thiết yêu thương con. Mẹ mong cho con ngủ ngoan, và có được những giấc mơ đẹp, mẹ mong con mau lớn.
- Tình yêu con của mẹ gắn liền, hòa quyện với những tình cảm chung rộng lớn:
+ Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.
+ Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói.
+ Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.
-> Cấu trúc đối xứng trong từng câu thơ -> Tình yêu con hòa với tình yêu buôn làng, yêu kháng chiến, yêu đất nước…Tình cảm gia đình riêng tư hòa hợp với tình cảm chung rộng lớn của dân tộc -> Với những tình cảm ấy, tấm lòng người mẹ càng trở nên cao cả, lớn lao -> Sự trưởng thành sâu sắc trong tình cảm và suy nghĩ của người mẹ miền núi
- Trong lời hát ru, ta còn thấy ước mơ thật giản dị mà cao đẹp của người mẹ:
“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân”
-> mẹ mong muốn giã được thật nhiều gạo để nuôi bộ đội, mơ ước cu Tai sau này sẽ có sức khỏe vạm vỡ, cường tráng “vung chày lún sân”, trở thành một chàng trai dũng mãnh.
+ “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”
-> mẹ ước mong hạt bắp lên đều để dân làng vượt qua đói khổ, mong muốn con trai sau này sẽ là một dũng sĩ có sức khỏe phi thường, “phát mười Ka–lưi”, đem lại cuộc sống no ấm đầy đủ cho buôn làng.
+ “Con mơ cho mẹ thấy được Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do…”
-> mẹ ước mong trong giấc mơ của con cho mẹ được thấy Bác Hồ.Mẹ ước mơ sau này cu Tai sẽ thành người tự do. Đó là ước mơ cháy bỏng, ước mơ lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất.
-> Ý thơ lặp lại mà tăng tiến -> Mẹ mơ ước cho con lớn khôn, mạnh mẽ, giỏi giang, mơ ước đất nước độc lập, thống nhất, được thấy Bác Hồ, con được làm người tự do… Ước mong của mẹ cứ lớn dần và tình cảm, khát vọng của mẹ ngày càng rộng lớn, ngày càng hòa cùng công cuộc kháng chiến gian khổ anh dũng của quê hương, đất nước.
=> Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ dân tộc Ta-ôi – người phụ nữ trung hậu, đảm đang, nuôi con thơ mà vẫn góp phần cho thắng lợi chung của cách mạng, của đất nước. Đó là một người phụ nữ lao động nhọc nhằn mà vẫn luôn có một niềm tin son sắt vào tương lai của dân tộc. Người mẹ ấy chính là biểu tượng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ gian khổ mà hào hùng.
=> Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa thành công bức tượng đài bằng ngôn ngữ về người mẹ Việt Nam bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Đề 2) - Có lời giải chi tiết