Trong bài viết “Khám phá người đọc”, nhà nghiên cứ...
Câu hỏi: Trong bài viết “Khám phá người đọc”, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương viết: “Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”.(Hãy cầm lấy và đọc, Huỳnh Như Phương, Nxb Tổng hợp 2016, tr 56)Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Qua những tác phẩm đã học hoặc đã đọc, anh/chị hãy giới thiệu một tác phẩm đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn mình.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giải thích nhận định
- “Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm”: Đọc tác phẩm văn học là một trải nghiệm mang tính cá nhân. Mỗi người đi khi đọc tác phẩm với trình độ văn hóa, góc nhìn khác nhau, với trí tưởng tượng khác nhau sẽ cho ra những khám phá, phát hiện mới mẻ. Bởi vậy, mỗi người đọc sẽ sáng tạo lại tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên giàu giá trị và ý nghĩa hơn.
- “Đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”: Mỗi tác phẩm văn học đích thực, khi đọc xong còn cho ta những bài học về nhân cách, về lối sống, khiến cho bản thân con người trở nên hoàn thiện hơn về tâm hồn, để hướng đến mục đích cuối cùng đó là vẻ đẹp của: chân – thiện – mĩ.
=> Quá trình tiếp nhận văn học không chỉ làm mới mẻ tác phẩm mà còn hoàn thiện nhân cách cho chính người đọc.
2. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Các em có thể lựa chọn một trong những tác phẩm sau đây để phân tích: Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Nói với con, ….
2.1 Nhân vật anh thanh niên:
a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống:
- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.
+ Lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng xe, để được nói chuyện với mọi người.
+ Gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe.
+ Trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư .
- Tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:
+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình.
+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp.
+ Biết nối mình với cuộc sống văn minh, tự nâng cao hiểu biết, chuyên môn nhờ đọc sách.
=> Giúp anh thanh niên chủ động, vượt qua cuộc sống khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần.
b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới.
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
2.2 Các nhân vật khác:
Ông họa sĩ:
- Là người từng trải trong nghệ thuật và cuộc sống:
+ Có quan điểm nghệ thuật đúng đắn: bỏ lại sau lưng đô thị phồn hoa để đi tìm cảm hứng sáng tạo cho mình.
+ Nhạy cảm, tinh tế:
- Là người có nhân cách, có cuộc sống nội tâm phong phú, biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp.
=> Hội tụ phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính: tri thức lịch duyệt, nhân cách đẹp đẽ, khát vọng sáng tạo nghệ thuật…
Cô kĩ sư: Là nhân vật vừa góp phần tô đậm vẻ đẹp của anh thanh niên, vừa là môt nét vẽ không thể thiếu về vẻ đẹp của con người mới.
- Vẻ đẹp của lí tưởng, của nhiệt huyết tuổi trẻ:
+ Bỏ lại một mối tình nhạt nhẽo, xa gia đình.
+ Xung phong công tác ở vùng núi cao.
-> Bản lĩnh, nghị lực phi thường.
- Vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, khao khát được khám phá, được nhận thức:
+ Nhận ra tình yêu cuộc sống của anh thanh niên, cách ứng xử tự nhiên, chân thành song cũng rất lãng mạn của anh.
+ Nghe câu chuyện của anh, cô nhận ra cuộc sống này thật đáng để yêu, để sống.
=> Cô cũng xứng đáng là một biểu tượng đẹp về con người mới của văn học giai đoạn này.
* Tác động
- Làm những việc mình đam mê sẽ luôn đem đến cho bản thân sự hạnh phúc.
- Mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
- Trước mọi khó khăn, thử thách phải có tinh thần lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống.
- Sống khiêm tốn và đức hi sinh thầm lặng.
- Trao đi tình yêu thương, sự chân thành chắc chắn sẽ nhận lại sự yêu thương từ những người xung quanh.
3. Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn PTNK Hồ Chí Minh (chuyên văn) (Năm học 2018 - 2019) (có lời giải chi tiết)