Cảm nhận bức tranh thiên nhiên sông nước và tâm tr...
Câu hỏi: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên sông nước và tâm trạng nhân vật trữ tình gửi gắm trong hai đoạn thơ sau:“Gió theo lối gió mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?”Trích “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử“Lớp lớp mây cao đùn núi bạcChim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều saLòng quê dợn dợn vời con nướcKhông khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”Trích “Tràng giang” – Huy Cận
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Hàn Mặc Tử là cây bút xuất sắc của phong trào Thơ mới và là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào Thơ mới. Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi; bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (sau đổi thành Đau thương).
- Huy Cận là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Song hành cùng Xuân Diệu, Huy Cận nổi danh từ phong trào Thơ mới với tập thơ đầu tay Lửa thiêng (1937 – 1940) và sau này vẫn tiếp tục có nhiều sáng tác được ghi nhận.
- Những yếu tố làm nên phong cách thơ Huy Cận từ thời Lửa thiêng vẫn còn dấu ấn đậm nét trong các thi phẩm giai đoạn sau của ông: đó là cảm hứng vũ trụ, nỗi sầu nhân thế gắn với suy tưởng mang màu sắc triết lí.
- Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của tập Lửa thiêng, cho thấy cảm hứng mới lạ và cách biểu hiện độc đáo của Huy Cận.
Phân tích hai đoạn thơ1. Đoạn thơ trích trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”: Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế trong đêm trăng huyền ảo.
* 2 câu thơ đầu: Tả thực cảnh sông nước, mây trời xứ Huế.
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
- Câu 1: Cảnh mây trời:
+ Hai chữ “gió” đóng khung gió, hai chữ “mây” đóng khung mây; hai chữ “gió” và “mây” lại được đặt vào nhịp ngắt 4/3, kết hợp với dấu phẩy -> nhấn mạnh sự chia cách, chia biệt về hai hướng, hai ngả, không thể trùng phùng, tương hợp.
-> Phi lí do với logic tự nhiên nhưng lại hợp lí so với logic tâm trạng của nhà thơ.
- Câu 2: Cảnh sông nước:
+ “Dòng nước buồn thiu”: Thực tế: điệu chảy lập lờ, ngập ngừng của dòng sông Hương.Vào thơ của Hàn Mặc Tử nó được nhân hóa -> không chỉ là “buồn thiu” của dòng nước mà còn phản chiếu nỗi lòng, cảm xúc thi nhân.
+ “Hoa bắp lay”: Thực tế hoa ngô có màu giản dị, mờ nhạt -> gợi sự ảm đạm. Sự lay động của nó chỉ là sự chuyển dịch nhẹ nhàng thiếu sức sống -> man mác buồn, nhịp điệu sống lặng lẽ.
-> Cõi nhân gian ăm ắp sự sống, biêng biếc sắc màu và ấm nóng tình người trong khổ thơ đầu đã nhường chỗ cho khung cảnh vô sắc, vô hương, ảm đạm và chia lìa.
* 2 câu thơ cuối: Cảnh sông nước trong đêm trăng huyền ảo:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
- Tìm đến trăng là để bám víu khi tất cả đã vận động rời bỏ.
-> Trăng trở thành tri kỉ, tri âm.
- Trăng xuất hiện rất diễm lệ:
+ Dòng sông trăng.
+ Thuyền trăng.
-> Trăng là hiện thân của cái đẹp, hiện thân của thế giới trần thế, thế giới mà tác giả khao khát được chiếm lĩnh và tận hưởng.
- Câu hỏi: “Có chở trăng về kịp tối nay” -> sự lo lắng về thời gian. “Tối nay” là khoảng thời gian rất gần, thời gian hiện tại. “Kịp” lo lắng không biết quỹ thời gia của mình có còn kịp để tận hưởng cuộc đời trần thế không -> Càng yêu đời bao nhiêu, càng mong muốn chiếm lĩnh cuộc đời bao nhiêu lại càng lo lắng bấy nhiêu. Lo lắng cũng chính là dự cảm về mất mát, về lỡ làng trong hoàn cảnh riêng của thi sĩ.
2. Đoạn thơ trong bài “Tràng giang”: Bức tranh không gian tầng bậc.
* Câu 1: Không gian tầng cao nhất: bầu trời:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
- “Núi bạc”: những đám mây màu trắng được phản chiếu bởi ánh sáng mặt trời -> hùng vĩ, tráng lệ.
- “Đùn”: mây ùn ùn kéo về, tầng tầng liên tiếp dựng nên những dãy núi trùng điệp.
- Từ láy “lớp lớp”: gây ấn tượng về sự trùng điệp của những dãy núi.
* Câu 2: Tầng lưng trừng giữa trời và đất: cánh chim.
“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”
- Dấu hai chấm:
+ Qua hệ nhân quả: bóng chiều nặng quá -> cánh chim nghiêng lệch đi -> bong chiều sa uống, đổ ụp xuống mặt đất.
+ Quan hệ giải thích: cánh chim phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống, đè nặng lên đôi cánh của nó.
-> Bóng chiều vốn vô hình mà trở nên hữu hình.
=> Sự bé nhỏ, mỏng manh của cánh chim.
* Câu 3 - 4: Tầng dưới cùng: sông nước.
“Lòng quê dợn dợn vòi con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- “Dợn dợn”: tăng mãi lên, nhanh mãi lên, mạnh mãi lên.
-> Sóng lòng đang trải ra cùng sóng nước.
- Đối thoại lại với người xưa: Nỗi nhớ quê luôn thường trực dai dẳng, triền miên -> sâu sắc.
- “Lòng quê”, “nhớ nhà”:
+ Nỗi nhớ Hà Tĩnh của tác giả.
+ Biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước, nhớ quê hương đất nước của chính mình, thấy thiếu quê hương, nhớ quê hương vì nhớ một thời vàng son chưa mất nước.
Điểm tương đồng và khác biệt*Điểm tương đồng:
- Hai đoạn thơ đều vẽ lên không gian mây trời, sông nước
- Hai đoạn thơ đều nhuốm tâm trạng buồn thương
* Điểm khác biệt:
- Đoạn thơ trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử miêu tả khung cảnh xứ Huế với tâm trạng buồn thương của một con người đang lâm vào tình cảnh bi đát.
- Đoạn thơ trong bài “Tràng giang” khung cảnh ở một vùng Hà Nội với tâm trạng của một con người đang buồn trước thời thế.
Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK 2 môn Ngữ Văn trường THPT Ngô Gia Tự - Sở GD&ĐT Tây Ninh - Năm 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)