Phân tích khổ thơ thứ 4 của...
Câu hỏi: Phân tích khổ thơ thứ 4 của bài thơ để hiểu rõ hơn về cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích
Giải chi tiết:
- Giới thiệu chung
- Câu 1: đến giờ phút chia tay cảm xúc của tác giả trào dâng, vỡ ra thành những giọt nước mắt “mai về”. Câu thơ như một tiếng khóc nức nở, thổn thức, nghẹn ngào, cố kìm nén nỗi đau chia ly mà không thể. Từ “trào” đã diễn tả cảm xúc chân thành, mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa. Lời nói giản dị nhưng diễn tả được biết bao cảm xúc chân thành, sâu lắng.
- 3 câu cuối: Tâm nguyện của tác giả
+ Điệp ngữ “muốn làm” được nhắc lại 3 lần cùng phép liệt kê tạo âm hưởng dồn dập thể hiện dòng cảm xúc cuồn cuộn dâng trào và khát vọng chân thành, mãnh liệt của tác giả. Đó là những mong muốn cháy bỏng, muốn hóa thân thành những sự vật quanh lăng Bác để mãi mãi bên người. Là một con chim cất cao tiếng hót – âm thanh tươi vui của thiên nhiên, là một đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao, là cây tre canh giữ giấc ngủ bình yên cho Bác.
+ Hình ảnh cây tre một lần nữa xuất hiện trong khổ thơ cuối nhưng là “cây tre trung hiếu”. Sự lặp lại đó làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm hình ảnh thơ trở nên ấn tượng, đậm nét. Nó góp phần thể hiện dòng cảm xúc trọn vẹn của tác giả về lòng thành kính, biết ơn sâu nặng và những lời hứa thiêng liêng của tác giả. Hình ảnh ẩn dụ này không chỉ khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam mà còn như một lời hứa sâu sắc của nhà thơ “trung với nước, hiếu với dân”, nguyện đi theo lý tưởng của người. Ước nguyện chân thành của Viễn Phương cũng là nguyện ước chung của mọi người dân Việt Nam.
=> Qua đó ta thấy được tình cảm kính yêu của nhà thơ với Bác thật đáng trân trọng biết bao.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Viếng lăng Bác_Đề 3_Có lời giải chi tiết