Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên tron...
Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
1. Mở bài:
Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Các tác phẩm của ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Truyện được viết sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Tác phẩm đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Sa Pa.
2. Thân bài:
a. Khát quát vẻ đẹp thiên nhiên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
- Ngay từ nhan đề đã có sức gợi về một vùng đất rộng lớn với thiên nhiên êm đềm, thơ mộng, nơi có những núi quanh năm mây phủ và những thung lũng tràn ngập màu xanh của lá, màu tươi tắn của cỏ hoa.
- Cảnh được nhìn chủ yếu qua điểm nhìn của ông họa sĩ nên càng đẹp hơn: cái đẹp tự thân của cảnh vật và cái đẹp qua tâm hồn một nghệ sĩ.
b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Đó là vẻ đẹp thơ mộng, độc đáo - vẻ đẹp của núi cao, mây, nắng, sương và rừng cây.
+“Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”,
+“nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”.
=> Liệt kê liên tiếp, gợi ấn tượng về vẻ đẹp kì lạ của thiên nhiên
Sa Pa.
- Thiên nhiên ấy hòa hợp với con người, được nhân hóa trở nên sống động, có linh hồn hơn. Thiên nhiên làm nền tôn lên vẻ đẹp của con người, gợi liên tưởng sâu xa:
+ những đỉnh núi cao vời vợi gợi đến tầm cao của sự cống hiến và hi sinh;
+ cái “hừng hực” của nắng, gió, gợi nhiệt huyết “hừng hực như cháy” của con người;
+ vẻ thơ mộng, trong sáng gợi cái trong sáng, mộng mơ trong tâm hồn con người.
- Thiên nhiên đã góp phần làm rõ chủ đề của tác phẩm: Sa Pa - nơi mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, song lại có những con người lặng lẽ làm việc để cống hiến cho đất nước. Đây là một trong các yếu tố tạo nên chất thơ của truyện, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
3. Kết bài
Đọc những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên trong “Lặng lẽ Sa Pa”, người đọc mang theo cảm nhận khao khát được đến với Sa Pa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này. Có thể nói, thiên nhiên Sa Pa hiện lên đẹp thơ mộng, hư ảo và phải là người có con mắt nhìn tinh tế và chính xác, ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ mới có thể vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp như vậy.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Lặng lẽ Sa Pa (Đề 1)- Có lời giải chi tiết