(5 điểm)Cảm nhận của em về nhân v...
Câu hỏi: (5 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập 1)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.
- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Bé Thu là nhân vật chính của truyện, góp phần thể hiện ý nghĩa tư tưởng tác phẩm.
2. Phân tích
a.Giới thiệu nhân vật bé Thu
- Bé Thu 8 tuổi.
- Được kể trong lời kể của ông Ba, là bạn thân của ông Sáu, về cùng trong chuyến nghỉ phép nên mọi quan sát, suy ngẫm đều chân thực, sâu sắc, làm cho câu chuyện xúc động, giàu ý nghĩa.
b. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha.
*Khi gặp hai người khách lạ
- Khi nghe gọi, giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng.
- Nó thấy lạ, chớp mắt nhìn, mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét, gọi má như đang kêu cứu.
=>Chi tiết bất ngờ, hợp lí, tác giả miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, sinh động. Bé Thu ngạc nhiên, hốt hoảng, sợ hãi.
* Trong ba ngày
- Nói trống không.
- Không chịu gọi ba dù bị dồn vào thế bí.
- Hất trứng cá ra, ngồi im, bỏ lại miếng trứng cá vào bát.
- Sang bà ngoại, cố tính khua lòi tói thật to.
=> Tác giả miêu tả chủ yếu qua hành động. Qua đó cho thấy thái độ không chấp nhận ông Sáu là ba, cự tuyệt một cách quyết liệt tình cảm của ông Sáu. Phản ứng của bé Thu là hoàn toàn không đáng trách bởi trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, em còn quá nhỏ để hiểu được những khó khan trong cuộc sống. Người lớn không ai kịp chuẩn bị cho em những khả năng bất thường ấy. Thực chất, bé Thu rất chân thành với tình cảm của mình. Phản ứng quyết liệt của em xuất phát từ việc nó không tin ông Sáu là ba, vì vết thẹo trên má không giống hình ba nó trong ảnh. Đó là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ mạnh mẽ. Trong sự cứng đầu cứng cổ ấy có tình yêu chân thành, sâu sắc nhưng cũng thật rạch ròi.
=> Bé Thu có tính cách ương ngạnh, cá tính mạnh mẽ nhưng vẫn rất ngây thơ. Chính sự mạnh mẽ đó là tiền đề để sau này Thu trở thành cô thanh niên xung phong bước tiếp con đường của cha như nhà thơ Tố Hữu khái quát:
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
c. Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra cha.
* Thái độ
- Vẻ mặt có gì hơi khác: sẫm lại, buồn rầu.
- Cái nhìn không ngơ ngác, không lạ lùng, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
* Hành động
- Gọi ba, kêu thét lên, tiếng kêu như tiếng xé. Vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như con sóc, dang tay ôm chặt lấy cổ ba.
- Vừa ôm vừa nói trong tiếng khóc.
- Hôn cùng khắp.
- Dang cả hai chân, ôm chặt.
- Đôi va nhỏ run run.
=>Chi tiết xúc động, chân thực, phép lặp từ, nhiều động từ mạnh, tình huống bất ngờ.
=> Khi nhận ra ba, tình yêu, nỗi mong nhớ bị dồn nén bây giờ bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen cả nỗi hối hận.
=> Bé Thu là cô bé cá tính nhưng rất tình cảm.
3. Tổng kết
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. tác giả là người am hiểu tâm lí trẻ thơ, có tình cảm yêu mến, trân trọng trẻ thơ.
- Tâm kết hợp với tài của người sáng tạo
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - vòng 1 - năm 2016 - 2017