Phân tích tám câu thơ cuối
Câu hỏi: Phân tích tám câu thơ cuối
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
a. Giới thiệu tác giả, đoạn trích và tóm tắt nội dung chính đoạn thơ cần phân tích
b. Phân tích
* Cảch 1:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Cảnh cửa bể buổi chiều, một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là một hình ảnh rất đắt để thể hiện nội tâm nàng Kiều. Một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt; cũng như Kiều trong không gian vắng lặng của hiện tại nhìn về phương xa với nỗi buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương. Con thuyền gần như mất hút, vẫn còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu.
* Cảnh 2:
Buồn trông ngọn nước mới ra,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên ngọn nước mới xa khi Kiều càng buồn hơn bởi nàng như nhìn thấy trong đó thân phận mình lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi giữa sóng nước cuộc đời, không biết rồi sẽ trôi dạt đi đâu, sẽ bị dập vùi ra sao.
* Cảnh 3:
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Nội cỏ "rầu rầu", "xanh xanh" – sắc xanh héo úa, mù mịt, nhạt nhoà trải dài từ chân mây đến mặt đất, còn đâu cái "xanh tận chân trời" như sác cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm. Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ.
So sánh với cảnh ngày ngày xuân
* Cảnh 4:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
– Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn "gió cuốn mặt duềnh" làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh "ầm ầm tiếng sóng" ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Tất cả là đợt sóng đang gầm thét, rì rào trong lòng nàng. Lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như rơi dần vào vực thẳm một cách bất lực. Nỗi buồn ấy đã dâng đến tột đỉnh, khiến Kiều thực sự tuyệt vọng. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng theo quy luật "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
=> Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn đạt nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tất cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất. Cũng vì thế mà nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". nhấn lại “Buồn trông” 1 lần nữa
=> Cảnh thiên nhiên là cái cớ để tác giả để cho nhân vật bộc lộ cảm xúc của mình.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Kiều ở lầu Ngưng Bích_Đề 2_Có lời giải chi tiết