Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của nh...
Câu hỏi: Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài (Ngữ Văn 12 Tập hai, NXB Giáo dục 2008), có ý kiến cho rằng: Hành động cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.Bằng hiểu biết về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích,tổng hợp
Giải chi tiết:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
- Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài (Ngữ Văn 12 Tập hai, NXB Giáo dục 2008), có ý kiến cho rằng: Hành động cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Giải thích ý kiến-Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
Phân tích, chứng minh– Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước:
+ Trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể.
+ Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí, gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. + Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ.
ð Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.
– Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ:
+ Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc.
+ Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy.
+ Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Nhìn thấy hoàn cảnh của A Phủ, Mị ừ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người. Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân. Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ.
ð Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.
Bình luận, đánh giá chungCả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả dành cho những con người nơi đây.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn - chuyên Vĩnh Phúc - lần 3 - năm 2019(có lời giải chi tiết)