(4,0 điểm):Phân tích, so sánh tín...
Câu hỏi: (4,0 điểm):Phân tích, so sánh tính cách nhân vật Chiến và Việt (Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi) để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những đứa con.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung:
- Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước, gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ.
- "Những đứa con trong gia đình" là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi, viết về một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, gắn bó với đất nước và cách mạng.
- Truyện đã khắc họa thành công nhân vật Việt và Chiến - những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ.
2/ Phân tích, so sánh các nhân vật:
a/ Điểm giống nhau của Việt và Chiến:
- Hai chị em đều được sinh ra trong một gia đình cách mạng có thù sâu với thực dân, đế quốc
- Cả hai đều là những chiến sĩ, gan góc, dũng cảm: Hai chị em sinh ra dường như là để đánh giặc.
Vì vậy, ta không lấy làm ngạc nhiên khi nghe Chiến nói với Việt trong đêm trước lúc ra trận: “đã làm thân con gái ra đi, tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Câu nói mộc mạc, nhưng thiêng liệng như một lời thề.
Việt cũng không chịu kém chị. Dù chưa đủ tuổi nhưng vẫn xung phong đi bộ đội và tiêu diệt được một xe bọc thép. Ba ngày lạc đơn vị, mình đầy thương tích, hai mắt không nhìn được gì, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại, nhưng Việt vẫn cố gắng nghe tiếng súng để bò đi tìm đồng đội, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với “viên đạn đã lên nòng”.
- Tình yêu thương gia đình và nghĩa tình với làng xóm cũng là điểm nổi bật ở hai chị em:
+ Với gia đình: hai chị em đều rất thương chú Năm; Cả hai đều rất thương má, vì đời má phải chịu nhiều mất mát, đau thương, nhưng vẫn nuôi con và đánh giặc.
+ Với hàng xóm: hai chị em ăn ở có trước, có sau, nặng tình, nặng nghĩa. Trước ngày nhập ngũ họ đã giao căn nhà cho xã mở trường học; giường ván đề nhường chỗ cho trẻ con ngồi học bài; mấy công ruộng giao lại để bà con mần….”
+ Với mối thù thằng Mĩ: thì Việt như rờ thấy, trĩu nặng trên vai-> yêu thương và căm thù đã trở thành động lực, thành sức mạnh để hai chị em “trả thù nhà, đền nợ nước”
b/ Mỗi nhân vật đều có những nét riêng hết sức độc đáo:
- Nhân vật Việt: Việt là một thanh niên đáng yêu, vô tư, thơ ngây. Việt có dáng vẻ vụng về. lộc ngộc của một cậu bé mới lớn, thích bắt ếch, bắt cá, bắn chim… TRước ngày lên đường chiến đấu. Chiến bàn việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom đóm, rồi ngủ lúc nào không hay. Vào bộ đội. Việt còn mang theo cây súng cao su, ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma; gặp lại đồng đội mừng quá, khóc òa…
- Nhân vật Chiến:
+ Chiến mang vóc dáng của má, của con người lao động: “hai bắp tay tròn vo rám nắng…thân người to và chắc nịch…”
+ Chiến đặc biệt giống má khi thu xếp việc nhà trước khi cùng em trai lên đường tòng quân: biết lo liệu, thu xếp việc nhà đâu ra đấy…
+ Chiến biết nhường nhịn em nhưng cũng rất kiên quyết khi ghi tên tòng quân…
+ Là một cô gái đầy nữ tính: lúc nào cũng mang theo bên mình cây lược.
3/ Đánh giá chung:
- Với nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, mang đậm sắc thái Nam bộ; với tài năng khắc họa tính cách nhân vật độc đáo, Nguyễn Thi đã giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp vừa rất chung, vừa rất cá tính ở hai nhân vật Việt và Chiến. Họ là hình ảnh điển hình cho những thanh niên Nam bộ trong buổi đầu kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Qua đó, chúng ta thấy được sự tiếp nối truyền thống gia đình của những đứa con. Chính Việt, Chiến đã viết thêm những trang vàng trong cuốn sổ thiêng liêng của gia đình, đã khiến dòng sông truyền thống của gia đình chảy mãi, chảy dài với muôn đời.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Đông Du - Đăk Lăk- lần 1 - đề 2