Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:
Câu hỏi: Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Nam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. (Tỏ lòng (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão, Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, tr.115)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng)
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:_ Phạm Ngũ Lão quê ở làng Phù Ủng, nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là người có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và được ngợi ca là người văn võ toàn tài.
_Bài thơ Tỏ lòng được ông viết bằng chữ Hán vào cuối năm cuối năm 1284 khi Phạm Ngũ Lão được cử đi trấn giữ biên giới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai. Đây là một bài thơ rất hàm súc, lời ít mà có sức gợi lớn, ý tứ sâu sa.
Phân tích bài thơ:*Vẻ đẹp hào hùng của con người và quân đội thời Trần.
a. Hình tượng con người
_ Câu thơ thứ nhất dựng lên bối cảnh thời gian và không gian làm phông nền để làm nổi bật hình ảnh con người
+ Không gian: “Giang sơn” (sông núi): không gian bao la, lớn rộng, không gian của cả quốc gia, dân tộc.
+ Thời gian: “kháp kỉ thu” (đã mấy thu): khoảng thời gian dài lâu và bền vững.
_Hình ảnh con người hiện lên nổi bật với tư thế “hoành sóc” (cầm ngang ngọn giáo) để trấn giữ non sông đã mấy thu rồi.
ð Con người mang tầm vóc vũ trụ, sáng ngang với vũ trụ.
ð Con người hiên ngang, kiên cường, bền bỉ trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, trấn giữ đất nước.
b. Hình tượng quân đội
_Câu thơ thứ hai tái hiện hình tượng quân đội nhà Trần.
_ “Tam quân”: ba quân
+ Cách tổ chức quân đội thời xưa: toàn quân (tiền quân, trung quân, hậu quân)
+ Sức mạnh, sự đồng lòng của cả dân tộc, cả thời đại.
_Hình ảnh so sánh “tam quân tì hổ khí thôn ngưu”mang đến hai cách hiểu:
+Cách 1: ba quân mạnh như hổ báo, nuốt trôi trâu.
+Cách 2: ba quân mạnh như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu trên trời -> vừa có chất hiện thực vừa có chất lãng mạn.
ð Sức mạnh thời Trần: Hào khí Đông A.
* Vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách và lí tưởng của tác giả.
a. Chí lớn lập công danh
_Câu thơ thứ ba thể hiện qua quan niệm, nhận thức về món nợ công danh của kẻ làm trai.
_Nợ công danh:
+ Quan niệm công danh này xuất phát từ quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: phải ở giữa cuộc đời này, dốc hết tâm sức để giúp dân, giúp đời.
+ Xuất phát từ tinh thần của thời đại.
ð Hình thành lí tưởng sống của những trang nam nhi trong xã hội đương thời: phải lập công danh (công: sự nghiệp lớn lao, danh: để tiếng thơm của mình lưu truyền muôn đời).
_Nợ công danh đặt trong hoàn cảnh đương thời, khi Phạm Ngũ Lão viết bài thơ này: Đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, đây là lúc những kẻ làm trai thể hiện chí lớn, để trả món nợ công danh. Món nợ công danh càng bị hối thúc.
_ Tác giả nhắc nhở mình trả món nợ công danh này: từ bỏ lối sống ích kỉ, xông pha trận mạc để cứu nước, cứu dân.
ð Món nợ công danh trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại, vừa mang tinh thần dân tộc, luôn luôn canh cánh trong cõi lòng Phạm Ngũ Lão.
b. Nhân cách lớn lao:
_Nhân cách lớn lao của tác giả thể hiện qua câu thở thứ ba, cụ thể trong nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ Hầu.
_Vũ Hầu: Gia Cát Lượng – vị quân sư nổi tiếng, nhân vật lịch sử lỗi lạc, một bề tôi trung thành giúp Lưu Bị làm nên những chiến công oanh liệt để xây dựng và giữ vững nước Thục.
ð Nỗi thẹn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão.
+ Ý chí, nỗ lực muốn theo gương người xưa để lập công danh cho xứng tầm.
+ Chí lớn mong muốn mình có những chiến công sánh ngang những nhân vật lịch sử lỗi lạc.
ð Nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước.
Đánh giá:Bài thơ Tỏ lòng là tiếng nói của mọi trái tim yêu nước thiết tha, mãnh liệt. Đồng thời bộc lộ khát vọng của nhà thơ, trách nhiệm đối với Tổ quốc, tình cảm, ý chí, khí phách của quân dân thời Trần, những người làm rạng danh đất nước một thời. Đó là hào khí Đông A, là cảm hứng yêu nước trong thơ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Học kì I_Đề 3 (có lời giải chi tiết)