Trong văn bản có hai hình thức giao tiếp, theo em...
Câu hỏi: Trong văn bản có hai hình thức giao tiếp, theo em đó là những hình thức giao tiếp nào? Em hãy phân tích để làm rõ tác dụng của những hình thức giao tiếp đó?
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
- Hai hình thức giao tiếp: giao tiếp bằng lời nói và bằng cử chỉ.
- Tác dụng:
Trước hết các nhân vật giao tiếp với nhau vằng lời nói công khai trước công đường: lời của cải “xin xét lại, lẽ phải về con mà”, lời của thầy lí “tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…bằng hai mày”. Lời nói công khai này có hai lớp nghĩa: nghĩa tường minh ai nghe cũng hiểu: Cải xin được xử kiện lại vì vốn đã đút lót tiền cho thầy lí thì hà cớ gì lại có thể bị thua kiện. Còn cách giải thích của thầy lí cũng rất độc đáo: “nó phải bằng hai mày”. Nhưng cái hay của câu nói này lại chính là ở lớp nghĩa hàm ẩn, mà lớp nghĩa đó chỉ có Cải và thầy lí hiểu với nhau. Ở đây, thầy lí đã dùng cách chơi chữ với từ “phải”, nghĩa đen “phải” là lẽ phải đó là một tính từ mang tính trừu tượng, chân lí, còn nghĩa chuyển “phải” chính là tiền, đây lại là danh từ, cụ thể. Cách trả lời của thầy lí thật khôn ngoan, lập lờ cả hai nghĩa để cho những người ngoài cuộc cũng không ai nghi ngờ tài xử kiện giỏi của mình, còn người trong cuộc cũng sẽ tự khắc hiểu mình đã thua kiện. Đồng thời thầy lí cũng ngầm thể hiện lẽ phải, chân lí không còn là duy nhất nữa mà có thể thay đổi, có thể co dãn theo giá trị của đồng tiền và đây cũng chính là lí giải cách xử kiện của mình.
Không chỉ giao tiếp bằng lời nói, các nhân vật này còn giao tiếp bằng cử chỉ và hành động: Cải xòe năm ngón tay khi nghe lời phán xử của thầy lí, còn thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt, hai nhân vật giao tiếp với nhau giống như một màn kịch câm với công thức rất rõ: Ngón tay = tiền = lẽ phải. Động tác của Cải như một lời nhắc nhở với thầy lí về món tiền năm đồng mình đa đút lót cho thầy lí trước đó để xử cho mình được thắng. Thầy lí vốn là một người xử kiện giỏi, nên khi thấy lời nhắc nhở thì nhận ra ngay lời nhắc và đáp lại với động tác tương tự kèm với đó là lời cảnh báo: Ngô đã đút lót gấp đôi nên người thắng kiện chắc chắn phải là Ngô. Như vậy, có thể lí giải thứ ngôn ngữ cử chỉ của hai nhân vật này như sau: cải xèo năm ngón tay tức là năm đồng và đó là lẽ phải; thầy lí cũng xòe năm ngón nhưng tay trái còn úp lên tay phải tức là năm đồng nhân đôi nên lẽ phải của Ngô gấp đôi lẽ phải của Cải. Như vậy, lẽ phải thuộc về những kẻ có nhiều tiền. Ngoài ra “dùng năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt” nghĩa là có tiền thì cái phải sẽ bị che lấp, cái trái sẽ lên ngôi.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Nhưng nó phải bằng hai mày_Có lời giải chi tiết