Cảm nhận về hai đoạn thơ sau...
Câu hỏi: Cảm nhận về hai đoạn thơ sau đây:_Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)_Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi son sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức(Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo và kết thúc truyện Chí Phèo._Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông xoay quanh đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
_Chí Phèo là truyện ngắn tiêu biểu cho những sáng tác của tác giả. Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà xuất bản tự đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (1946), Nam Cao đặt tên lại là Chí Phèo.
_Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng hình ảnh: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại”. Đây là một kết thúc gợi ra rất nhiều suy ngẫm với người đọc.
Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và kết thúc truyện Vợ nhặt._ Kim Lân là cây bút có sở trường về truyện ngắn. Ông chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh.
_Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân. Truyện được in trong tập Con chó cấu xí (1962). Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Đây cũng là một kết thúc đặc sắc, gợi ra được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Ý nghĩa kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo:*Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời của nhân vật Chí Phèo:
_Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận.
_Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù.
_Sau bảy, tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng.
_Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt.
_Quá đau đớn, phẫn uất; Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình.
=>Cuộc đời của Chí từ một người nông dân hiền lành, lương thiện đã bị tha hóa, bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành “con quỷ của làng Vũ Đại”. Cuối cùng sau bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo đã tự kết liễu đời mình.
*Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh “cái lò gạch cũ”
+Cái lò gạch cũ vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc mới sinh. Và giờ đây khi Chí vừa chết, hình ảnh này lại xuất hiện trong đầu của thị Nở ở phần kết thúc gợi ra sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân.
+Kết thúc truyện thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
+Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn cuả thân phận Chí Phèo hay chính là thân phận của những người nông dân nghèo trong xã hội đó đồng thời giúp tô đậm dự báo về tương lai: cuộc đời Chí Phèo tuy đã kết thúc nhưng rất có thể vẫn còn những tấn bi kịch Chí Phèo vẫn sẽ còn tiếp diễn.
Ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt*Khái quát nội dung truyện ngắn và cuộc đời nhân vật Tràng:
_Cái đói tràn về làm xơ xác, tiêu điều cả xóm ngụ cư.
_Vào một buổi chiều, Tràng – một người nông dân xóm ngụ cư thô kệch và xấu xí đã dẫn theo một người phụ nữ về nhà. Người phụ nữ bằng lòng với sính lễ là bốn bát bánh đúc.
_Mẹ Tràng đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng lại có cả lo âu.
_Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu của xóm ngụ cư.
_Sáng hôm sau, những thay đổi diễn ra trong tâm lí của Tràng và của cả cô vợ nhặt. Bà mẹ đã đãi hai con một nồi chè cám.
_Trong lúc ăn, qua lời kể của vợ, Tràng dần dần hiểu ra được Việt Minh là ai và trong đầu hiện lên hình ảnh người đói kéo nhau đi phá khó thóc của Nhật, phía trước là lá cờ đỏ bay phấp phới.
*Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới:
+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
+Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
+Hình ảnh kết thúc truyện là hy vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, là âm hưởng lạc quan của cả câu chuyện.
+Kết thúc truyện là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện. Kim Lân có lẽ đã cố tình tạo một khoảng trống để người đọc suy ngẫm, phán đoán.
So sánh sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện_Tương đồng:
+Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám.
+Thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
+Kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
_Khác biệt:
+Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại, nhân vật trong truyện chưa tìm được hướng đi cho mình.
+Kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập; hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại; nhân vật trong truyện bắt đầu thức tỉnh và tìm được con đường giải phóng.
Lí giải sự khác biệt:_ Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội. Nam Cao viết Chí Phèo năm 1942 trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Kim Lân viết Vợ nhặt sau hòa bình lặp lại 1954 khi dân tộc ta đã đi qua hai mốc lớn của lịch sử là Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng Cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.
_ Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác:
+ Chí Phèo: khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. Nam Cao phản ánh hiện thực đen tối nhằm phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa nhìn thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.
+ Vợ nhặt: khuynh hướng hiện thực Cách mạng. Nhà văn dễ dàng nhìn thấy bóng tối và ánh sáng bao trùm lên hiện thực trước Cách mạng. Cách mạng đã soi đường nên nhân vật trong sáng tác của ông đã tìm được con đường đi cho mình.
– Do tài năng và tính cách sáng tạo của từng nhà văn: Cùng yêu thương tin tưởng con người nhưng Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Kim Lân lạị cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân vẫn có thể vượt lên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng.
Tổng kết.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Quốc học Huế - lần 1 - năm 2018 (có lời giải chi tiết)