(3 điểm)Đọc đoạn tríc...
Câu hỏi: (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (…) Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện. “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!”. (…) Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ áo quần đen nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào nón của ông lão. Ông già cảm động run run, ông không nói một lời cảm ơn mà cúi mái đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông ấy bị câm. Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ vậy. Họ coi lời cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như những bạn ấy vẫn nghĩ một cách đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát từ đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn” ( Theo Thanhnienonline )Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,25đ)Câu 2: Theo tác giả, vì sao lời cảm ơn mang lại hạnh phúc cho con người? (0,5đ)Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (0,25đ)Câu 4: Nêu suy nghĩ của anh, chị về văn hóa cảm ơn trong cuộc sống hôm nay. (Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng ) (0,5đ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: Ca dao và mẹ Đỗ Trung Quân Mẹ ru khúc hát ngày xưa Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn Chân trần mẹ lội đầu non Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai Vì ai chân mẹ dẫm gai Vì ai tất tả vì ai dãi dầu Vì ai áo mẹ phai màu Vì ai thao thức bạc đầu vì ai? Lớn từ dạo đó ta đi Chân mây góc biển mấy khi quay về Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê Đếm năm tháng đếm ngày về của ta Mai vàng mấy lượt trổ hoa Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần Đồng xa rồi lại đồng gần Thương con mẹ lội đồng gần đồng xa “Âu ơ…” tiếng vọng xé tim Lời ru xưa bỗng về tìm cơn mưa Đâu rồi cái tuổi ngây thơ Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây Chiều đông giăng kín heo may Tìm đâu cho thấy tháng ngày ầu ơ… ( Theo Thivien.net )Câu 5. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)Câu 6. Nêu vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ trong bài thơ trên. (0,5đ)Câu 7. Trong bốn dòng thơ Vì ai chân mẹ dẫm gai – Vì ai tất tả vì ai dãi dầu – Vì ai áo mẹ phai màu – Vì ai thao thức bạc đầu vì ai? Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó. (0,5đ)Câu 8. Anh/chị nghĩ gì về lời ru của mẹ trong cuộc sống? ( Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng ) (0,25đ)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Sở GD&ĐT Nam Định