Phân tích khổ thơ đầu bài thơ
Câu hỏi: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm, tác giả và vị trí của khổ thơ.
- Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời. Túi thơ của thi sĩ thường chứa cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng có lẽ mùa thu được ưu ái nhất bởi mùa thu là mùa đẹp nhất, mùa ban tặng cho thi sĩ nhiều tứ thơ tình tứ nhất.
- Có biết bao áng thơ tuyệt tác viết về mùa thu, trong đo nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào một nét “Sang thu”. Khổ đầu của bài thơ là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ về sự chuyển mình của thiên nhiên, cảnh vật lúc cuối hạ đầu thu.
2. Thân bài
a. Những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:
+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.
+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.
+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.
=> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.
b. Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:
- “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.
- Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.
=> Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.
3. Kết bài:
Khổ thơ đầu đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm sâu sắc của nhà thơ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Sang thu (Đề 1)- Có lời giải chi tiết