Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương...
Câu hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
*Yêu cầu về kĩ năng:(0,5 điểm).
- Bố cục bài nghị luận giải thích hoàn chỉnh: Mở bài, thân bài, kết bài
- Diễn đạt trong sáng, lập luận thuyết phục sáng tỏ ý hiểu của bản thân về câu tục ngữ
- Chính tả, dùng từ đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
* Yêu cầu về kiến thức :
1. Mở bài: .
- Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. Trích dẫn câu tục ngữ.
2. Thân bài:
Học sinh có thể có những suy nghĩ khác nhau song phải hiểu được vấn đề nghị luận. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:
Ý1: Giải thích câu tục ngữ:
- “ Thương người” là thương yêu người khác, thương mọi người xung quanh, là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- “ Thương thân “ là thương yêu chính bản thân mình , xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ.
- Bằng nghệ thuật so sánh đặt từ “thương người” lên trước từ “thương thân” câu tục ngữ là lời khuyên con người cần lấy bản thân mình soi vào người khác , coi người khác như bản thân mình để quý trọng, để đồng cảm, biết yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Đây là lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người đồng thời là bài học về tình cảm nhân đạo – một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ý2: Vì sao cần phải “Thương người như thể thương thân”? vì:
- Đối với cá nhân: . Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống ; người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng
Ý3: Chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ trên?
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh với người khác trong điều kiện có thể...( Học sinh có thể đưa một vài dẫn chứng....)
- Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn.
- Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình..
Ý 4: Liên hệ, mở rộng, phê phán:
- Trong kho tàng văn học dân gian, nhân dân ta có những câu tương tự:
“Lá lành đùm lá rách”
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
- Phê phán những người sống ích kỉ, thờ ơ, bàng quan trước sự bất hạnh của người khác, không có sự đồng cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn,..
- Nhưng đối với những kẻ tù tội, trộm cướp, lừa đảo...thì không cần rủ lòng
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK2 môn Văn lớp 7 Sở GD Nam Định - Năm 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)