Phân tích khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Câu hỏi: Phân tích khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung:
- Nguyễn Du - đại thi dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nhắc đến ông người ta nhớ ngay tới "Truyện Kiều" - một đỉnh cao chói lọi của thơ ca dân tộc. Tác phẩm không chỉ có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà còn thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du ở các phương diện: cá thể hóa nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, kết hợp ngôn ngữ bình dân và bác học... Ngòi bút của ông cũng nhiều khi làm say đắm lòng người bởi những đoạn tả cảnh tuyệt bút, ví như đoạn "Cảnh ngày xuân".
- Đoạn trích nằm ở phần đầu “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh và tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đó là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh,chị em Kiều đi chơi xuân. Bức tranh thiên nhiên và khung cảnh lễ hội mùa xuân cứ hiện dần ra theo trình tự cuộc vui của chị em Thúy Kiều.
2/ Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
* Lời giới thiệu (2 câu thơ đầu):
- Nghệ thuật tiểu đối cùng việc tách từ “lễ hội” ra làm đôi -> giúp Nguyễn Du miêu tả hai hoạt động cùng diễn ra trong ngày hội xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
- Gợi: sự giao hòa:
+ Lễ: là lòng tri ân tổ tiên
+ Hội: là dịp những người trẻ tuổi đi du xuân, thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân.
=> Trong tiết Thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: đi tảo mộ ( lễ) và đi chơi xuân ở chốn đồng quê (hội).
- Tác giả sử dụng một loạt các từ hai âm tiết ( cả từ ghép và từ láy) để gợi lên không khí lễ hội thật tưng bừng, rộn rã:
+ Các danh từ: “yến anh”,”chị em”,”tài tử”,”giai nhân”,”ngựa xe”,”áo quần”… -> Gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội.
+ Các động từ: “sắm sửa”,”dập dìu”,… -> Gợi tả sự rộng ràng, náo nhiệt của ngày hội.
+ Các tính từ: “gần xa”,”nô nức”… -> Tâm trạng của người đi hội.
- Cách nói ẩn dụ: “Gần xa nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Mặt khác: gợi những xôn xao trong cuộc chuyện trò, gặp gỡ; những háo hức, tình tứ của những đôi lứa uyên ương.
+ Biện pháp so sánh: “ngựa xe…”: tái hiện sự đông đúc, từng đoàn người chen vai thích cánh đi chơi xuân chật như nêm. -> nhằm tái hiện niềm vui ngày hội đang lan tỏa, bao trùm lên khắp nhân gian.
- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gợi lên một tập tục, một nét đẹp truyền thống của văn hóa lễ hội xa xưa. Các trang tài tử giai nhân vui xuân mở hộinhưng không quên những người đã mất:
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
+ Giây phút con người trong tuổi trẻ và mùa xuân thăm viếng, sửa sang quét tước phần mộ người thân, rắc vàng vó, đốt tiền giấy cho họ.
+ Gợi một truyền thống đẹp trong đạo lí của dân tộc: uống ước nhớ nguồn và gợi lối sống ân tình, trân trọng, biết ơn quá khứ.
3/ Kết luận:
Qua 8 câu thơ, Nguyễn Du đã khắc họa thành công một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Phải chăng đây là môt dụng ý nghệ thuật sâu sắc của tác giả. Ông đã mượn một ngày hội lớn của mùa xuân để miêu tả một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều. Từ đó ta có thể thấy tâm điểm của bức tranh lễ hội này là con người trong hiện tại, mùa xuân, tuổi trẻ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Cảnh ngày xuân (Đề 1) - Có lời giải chi tiết