Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “C...
Câu hỏi: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm_Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn, một nhân vật toàn tài hiếm có. Ở Nguyễn Trãi có sự kết hợp hài hòa giữa người anh hùng vĩ đại và con người đời thường.
_Bài thơ Cảnh ngày hè là bài số 43 trong mục Bảo cảnh kính giới phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập – tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi.
Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãia.Tình yêu thiên nhiên cuộc sống
*Thể hiện ở câu thơ mở đầu
Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường
->Hoàn cảnh rỗi rãi, thư nhàn
-> Ngày nhàn hiếm hoi đã dành cho thiên nhiên.
=> Tình yêu thiên nhiên cuộc sống của tác giả.
* Thể hiện ở cách cảm nhận thiên nhiên cuộc sống
_ Dù đã đến cuối ngày nhưng mọi vật vẫn căng tràn nhựa sống.
_ Rộng mở tất cả các giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đep của thiên nhiên cuộc sống.
b. Tấm lòng ưu dân ái quốc
_ Từ việc quan sát, cảm nhận bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, và bức tranh cuộc sống rộn ràng, náo nhiệt, no đủ, phồn vinh
->Tác giả mong muốn có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình.
=> Mong muốn triều đại của chúng ta cũng giống triều đại vua Ngu Thuấn thái bình, người dân của triều đại chúng ta cũng có cuộc sống như người dân trong triều đại vua Ngu Thuấn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.
=> Cuộc sống đang diễn ra như tác giả mong muốn.
_ Kết lại bài thơ là một câu lục ngôn
->điểm nhấn, dồn nén cảm xúc, kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi: mong muốn cuộc sống giàu đủ cho nhân dân.
Điểm kết tụ trong thơ Nguyễn Trãi là vì dân, cho dân. Cả cuộc đời ông cống hiến cũng chỉ cho nhân dân.
Ví dụ:
- Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền.
Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK 1 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Năm 2016 - 2017 (có lời giải chi tiết)