Đề bài: Anh/ch...
Câu hỏi: Đề bài: Anh/chị hãy phân tích tính sử thi được thể hiện trong tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm_ Nguyễn Trung Thành là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông gắn bó mật thiết với vùng đất Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến, có những trang viết chân thực, xúc động về cuộc sống, con người nơi đây.
_ Rừng xà nu viết năm 1965 khi đế quốc Mĩ ào ạt đổ bộ vào miền Nam. Tác phẩm mang đậm tính sử thi và tinh thần anh hùng cách mạng, ngợi ca những con người anh hùng và cuộc nổi dậy kháng chiến của nhân dân Tây Nguyên.
Giới thiệu tính sử thi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975:_ Nguyên nhân: Cuộc cách mạng tháng Tám thành công được gọi là cuộc tái sinh màu nhiệm đã mở ra bước ngoặt lớn cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân ta, đồng thời tạo cuộc cách mạng trong văn học, xác định trách nhiệm cho người cầm bút phải phụng sự cho đất nước; các tác phẩm phải đề cập đến vấn đề vận mệnh dân tộc, tạo dựng và ngợi ca con người thời đại.
_ Biểu hiện:
+Đề tài chủ đề: hướng đến phản ánh sự kiện có tính chất lịch sử và có tính chất toàn dân.
+ Nhân vật trung tâm: là những người kết tinh cao độ vẻ đẹp sức mạnh, phẩm chất của cộng đồng.
+Tác giả nhân danh cộng đồng.
+Giọng điệu: ngợi ca.
+Gắn liền với cảm hứng lãng mạn.
Tính sử thi trong tác phẩm.a. Đề tài, chủ đề:
_ Đề tài: viết về số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man.
=>Hướng vào đề tài lịch sử cộng đồng.
_ Chủ đề: Lời Cụ Mết: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo, phải dùng bạo lực cách mạng tiêu diệt bạo lực cách mạng phản cách mạng, muốn được tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang”.
b.Nhân vật
_ Hệ thống nhân vật đều là những người anh hùng – kết tinh vẻ đẹp trong thời đánh Mĩ.
_Tnú: là người kết tinh cao độ vẻ đẹp, sức mạnh của tập thể anh hùng.
c.Hình tượng nghệ thuật rừng xà nu.
Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm:
_ Có ý nghĩa tả thực:Hình ảnh của mảnh đất Tây Nguyên
_ Có ý nghĩa biểu tượng: cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn của con người Xô Man, con người Tây Nguyên.
d.Nghệ thuật trần thuật.
_ Không khí mọi người quây quần quanh bếp lưa nghe già làng kể câu chuyện về người anh hùng.
_ Giọng điệu: Giọng điệu ngợi ca
e.Gắn liền với cảm hứng lãng mạn.
_ Bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
_ Đề cao vẻ đẹp của con người và thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên trong sự đối lập man ác man rợn của kẻ thù =>thủ pháp lãng mạn.
Tổng kếtCâu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Rừng xà nu_Đề 5