(5 điểm) Phân tích và s...
Câu hỏi: (5 điểm) Phân tích và so sánh sự trỗi dậy sức sống trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ của nhân vật Mị trong phần trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (Ngữ văn 12, Tập 2-NXB Giáo dục)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Nghị luận văn học
1.Giới thiệu chung
- Tác giả Tô Hoài: Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục tập quán của những miền đất ông đã từng đi qua.
- Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn trong tập "Truyện Tây Bắc" – kết quả của chuyến đi Tây Bắc. Tác phẩm viết về số phận đau khổ của người dân dưới chế độ phong kiến miền núi và sức mạnh phản kháng tiềm tàng trong những con người - nạn nhân này.
- Sự trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ của nhân vật Mị được miêu tả đặc sắc.
2.2: Phân tích
a. Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân:
* Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:
- Khung cảnh ngày xuân:
+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.
+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …
- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):
Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.
Văng vẳng ở đầu làng.
Lửng lơ bay ngoài đường.
Rập rờn trong đầu Mị.
+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.
=> Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
- Hơi rượu:
+ Uống cả hũ rượu
+ Uống ực từng bát
-> Say lịm mặt ngồi đấy -> Lãng quên hiện tại -> Sống lại quá khứ.
* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:
(+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
- Sức sống tiềm tàng:
+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
- Thựctại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.
(+) Trong hơi rượu -> sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy
- Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. ->thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
(+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng:
- Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.
-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.
-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
(+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:
- Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.
-> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.
=> Giá trị nhân đạo: Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.
b. Sức phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông: Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ và tự chạy trốn:
* Tình huống gặp gỡ:
- A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò -> bị trói đứng.
- Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân.
-> Hai người gặp gỡ nhau.
* Sự thức tỉnh của Mị:
- Nguyên nhân:
+ Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
- Diễn biến tâm trạng:
+ Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người.
+ Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói.
+ Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ.
c.So sánh sự trỗi dậy sức sống của Mị trong đêm tình mùa mùa xuân và đêm đông
- Giống nhau:
+ Đều được tác động từ những yếu tố bên ngoài rồi ảnh hưởng đến tâm lí bên trong Mị.
+ Làm nổi rõ sức sống mãnh liệt, khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của người con gái Hmong này.
-Khác nhau:
+ Nguyên nhân tác động:
_ Đêm tình mùa xuân: chủ yếu bị tác động bởi yếu tố thiên nhiên.
_ Đêm đông: tác động bởi con người, từ thương mình chuyển thành thương người và lòng thương người lớn hơn thương mình -> hành động vượt thoát.
+ Kết quả của sự trỗi dậy sức sống ở Mị:
+ Đêm tình mùa xuân: bị A Sử trói đứng, sau đó lại quay trở lại làm kiếp con trâu, con ngựa cho nhà Thống lí.
+ Đêm đông: giải thoát, hướng đến ánh sáng, lí tưởng để tự giải phóng cuộc đời.
=>Giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm.
2.3: Tổng kết
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến trình độ biện chứng tâm hồn của Tô Hoài.
- Am hiểu sâu sắc về phong tục văn hóa của người dân đồng bào miền núi Tây Bắc.
- Tấm lòng tác giả dành cho đất, cho người, cho thuần hậu nguyên thủy.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn Chuyên Sư phạm Hà Nội - lần 2 - năm 2017 ( có lời giải chi tiết)