Chọn một trong hai đề sau:
Câu hỏi: Chọn một trong hai đề sau:Đề 1: Suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nga M.Go-rơ-ki: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.Đề 2: Hãy làm sáng tỏ tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc qua Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, lí giải, tổng hợp
Giải chi tiết:
Đề 1:
1. Mở bài
- Giới thiệu M. Goóc-ki và quá trình tự rèn luyện để trở thành một nhà văn nổi tiếng, phần lớn nhờ đọc sách.
- Dẫn đề (ghi lại câu nói của M. Goóc-ki).
- Chuyển mạch: giải thích câu nói, nêu cách chọn sách và phương pháp đọc sách.
2. Thân bài
a. Giải thích
* Sách chứa đựng tri thức loài người, được chọn lọc, tích lũy từ ngàn xưa, là công cụ truyền lưu văn hóa nhân loại.
* Sách mở rộng những chân trời mới
- Mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ.
- Mở rộng hiểu biết về loài người, các dân tộc xa lạ: đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, văn hóa của họ.
- Rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ của ta.
b. Bàn luận
* Chọn sách tốt, sách tốt giúp ta
- Nhận thức đúng sự vật, sự việc, con người.
- Hành dộng đúng và tiến bộ.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần.
* Loại bỏ sách xấu, vì sách xấu
- Bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử.
- Khích động những thị dục thấp hèn.
- Thúc đẩy những hành vi sai trái, hành động vô đạo đức.
• Dẫn chứng.
* Cách đọc sách
- Chọn thời gian và nơi đọc thích hợp.
- Chọn lọc, tiếp thu những tri thức tốt, bổ sung kiến thức bản thân.
• Dẫn chứng.
3. Kết bài
- Tóm lược những chân trời mới mà sách có thể mở rộng cho ta.
- Sách gắn liền với nền văn minh của nhân loại.
Đề 2:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Tinh thần yêu nước qua ba văn bản
2. Thân bài
a. Tinh thần yêu nước qua Hịch tướng sĩ
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở các mặt: lòng căm thù giặc đến tột cùng, đau xót khi nước mất nhà tan, tình yêu tha thiết dành cho các tướng sĩ dưới quyền, ước mong các binh sĩ tích cực học tập để quyét sạch quân thù,…
- Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước.
- Trước cảnh nước mất nhà tan, Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Và ông còn sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
- Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của Trần Quốc Tuấn còn biểu hiện ở tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của mình.
b. Tinh thần yêu nước qua Chiếu dời đô
- Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân.
- Từ đó ta thấy lòng yêu nước của Lí Công Uẩn biểu hiện ở ước nguyện muốn xây dựng đất nước vững mạnh để đem lại hạnh phúc, thái bình cho muôn dân.
- Bài chiếu còn thể hiện tinh thần dân tộc của Lí Công Uẩn khi ông là một vị vua nghiêm minh nhưng cũng đầy tinh thần dân chủ khi ông hỏi ý kiến của muôn dân trước một sự việc trọng đại liên quan đến vận mệnh của quốc gia – dân tộc. Lí Công Uẩn có thể tự mình quyết định được việc có hay không dời đô ra Đại La. Nhưng ông đã không làm như vậy. Bằng việc hỏi ý kiến của thần dân, Lí Thái Tổ thể hiện tinh thần dân tộc cao cả của mình.
c. Tình thần yêu nước qua Nước Đại Việt ta
- Yêu nước theo quan điểm của người anh hùng dân tộc nguyễn trãi là tư tưởng nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân diếu phạt trước lo trừ bạo".
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi thể hiện rõ ở việc khảng định chân lý về chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt:
3. Kết bài
Tóm lại, qua ba văn bản mà chúng ta đã phân tích, có thể khẳng định rằng từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rất đỗi tự nhiên. Hi vọng rằng, thế hệ trẻ chúng ta ngày nay, sẽ biết phát huy tinh thần yêu nước ấy, bằng những hành động cụ thể để cống hiến, xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK2 môn Văn lớp 8 Phòng GD Ba Đình - Năm 2016 - 2017 (có lời giải chi tiết)