Anh/chị hãy làm sáng tỏ tấm lòng nhân đạo của Nguy...
Câu hỏi: Anh/chị hãy làm sáng tỏ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Độc tiểu thanh kí.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
Yêu cầu về hình thức:
- Thí sinh kết hợp các kĩ năng để làm một bài nghị luận văn học.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
* Nhân đạo là gì?
+ Nhân đạo là tấm lòng yêu thương con người, cảm thông cho những đau khổ, bất hạnh mà con người phải gánh chịu.
+ Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ văn Nguyễn Du: đề cao quyền sống, quyền hạnh phúc của con người; trân trọng những giá trị tinh thần; cảm thông với những bất hạnh, đau khổ mà con người phải gánh chịu.
* Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm Độc tiểu thanh kí:
- Niềm cảm thương sâu sắc trước cuộc đời số phận bi kịch của nàng Tiểu Thanh:
+ Từ sự thay đổi của khung cảnh Nguyễn Du nghĩ đến sự thay đổi của đời ngườ: Xưa – quá khứ: nàng Tiểu Thanh nổi tiếng tài sắc nhưng: nay – hiện tại: chỉ còn lại một tập thơ bị đốt dở. Nơi gửi gắm những nỗi niềm của Tiểu Thanh bị vợ cả đốt chỉ sót lại vài bài
Độc điếu: Sự cô đơn của Nguyễn Du, sự ít ỏi của hậu thế trong niềm cảm thông và chua xót với những người đi trước Nhất chỉ thi: một cuốn sách còn lại
=> Sự đồng cảm của một lòng đau với một lòng đau. Không chỉ thương Tiểu Thanh mà còn có sự ngậm ngùi cho chính mình.
+ Bằng hai hình ảnh ẩn dụ, tác giả khái quát hai nỗi oan lớn của cuộc đời Tiểu Thanh.
“Son phấn” tượng trưng cho nhan sắc: Nỗi oan thứ nhất: hồng nhan bạc mệnh. Sống trong cô đơn buồn khổ, chết trong tức tưởi, bất hạnh. “Văn chương”: tượng trưng cho tài năng. Nỗi oan thứ hai: tài mệnh tương đố. Có tài và chính vì tài năng kiệt xuất, ưu việt, hơn trời ấy mà bị ông trời đày ải, số phận nghiệt ngã.
ð Nói đến hai nỗi oan này cũng chính là sự thương xót cho số phận của nàng và của tất cả những người phụ nữ phải chịu cảnh ấy.
- Từ cuộc đời, số phận đầy bi kịch của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát lên thành quy luật hồng nhan bạc mệnh và bày tỏ nỗi niềm tri âm với bao kiếp người phong vận xưa nay.
+ Từ nỗi oan của Tiểu Thanh tác giả khái quát thành cái nhìn về số phận con người trong xã hội phong kiến:
Gọi là nỗi hờn kim cổ: nỗi uất ức, oán hận của con người từ xưa đến nay. Trời khôn hỏi: Không thể hỏi trời vì trời không thấu. Không thể hỏi trời vì chính trời cũng không giải thích, không thể trả lời được.
=>Nỗi đau không có thế lực nào có thể giải thích, có thể giúp đỡ được.
+ Tự khóc người mà thương mình
Giải thích nỗi hận sự, mối oan, sự uất ức bất bình ấy xuất phát từ “phong vận kì oan” – nghịch cảnh đau xót: người sở hữu tài năng, nhan sắc – phong lưu, phong nhã thì lại phải chấp nhận số phận nghiệt ngã, bất hạnh. “Ngã tự cư”: Nguyễn Du cũng cùng hội cùng thuyền với nàng Tiểu Thanh, tài hoa nhưng bạc mệnh, bế tắc trong nỗi oan không thể hóa giải.
=> Viết về nàng Tiểu Thanh cũng là để kí thác, gửi gắm những nỗi niềm của mình.
- Niềm khao khát được tri âm, đồng cảm hướng tới hậu thế muôn đời:
- Nguyễn Du cất tiếng hỏi hướng đến và gửi đến hậu thế sau mình 300 năm.
Khoảng thời gian 300 năm: 300 năm ứng với khoảng thời gian từ Tiểu Thanh đến Nguyễn Du. Khoảng thời gian khi Nguyễn Du tìm đến và khóc thương nàng ứng với cuộc đời của nàng là sau 300 năm. Mong muốn sau chừng ấy thời gian sẽ có người nào đó của hậu thế hiểu mình và khóc thương cho mình. Từ câu chuyện đời nay khóc thương cho người xưa, Nguyễn Du đã cất tiếng hỏi người đời sau, không biết sau ba trăm năm nữa có ai khóc thương cho mình hay không? Câu hỏi hé mở điều về Nguyễn Du trong hiện tại: tác giả đang rất cô đơn, vì cô đơn mới tìm về thương người quá khứ, tìm ở tương lai sự đồng cảm dành cho mình.
=>Tự thương – nét mới của tư tưởng nhân đạo cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trong tự thương ấy còn là thức tỉnh nỗi đau của chính mình.
* Đánh giá :
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua mọi sự giới hạn của không gian, thời gian, của kiếp người để nối kết những con người cùng mang nỗi oan lạ lùng lại với nhau. Đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du.
- Tấm lòng nhân đạo trong Độc Tiểu Thanh kí chỉ là một mắt xích trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du, làm nên giá trị đích thực của các sáng tác thơ Tố Như.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Học kì I_Đề 1 (có lời giải chi tiết)