Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019 - 2020 Trư...
- Câu 1 : Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuôc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?
A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
B. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
C. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
- Câu 2 : Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định, kinh tế phát triển.
B. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến.
D. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Câu 3 : Ý nào sau đây không đúng khi nói đến tình hình đất nước Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII?
A. Đất nước ổn dịnh, phát triển.
B. phong trào nông dân diễn ra mạnh mẽ.
C. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng .
D. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.
- Câu 4 : Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là
A. Hồng Tú Toàn.
B. Khang Hữu Vi.
C. Tôn Trung Sơn.
D. Lương Khải Siêu.
- Câu 5 : Nguyên nhân trực tiếp của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là:
A. nhân dân Trung Quốc muốn cải cách thể chế chính trị.
B. liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900)
C. chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt".
D. nhà Thanh vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.
- Câu 6 : Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Philíppin, Brunây, Singapo.
B. Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia.
D. Malaixia, Miến Điện (Mianma).
- Câu 7 : Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?
A. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên.
B. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân trí thấp.
C. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường.
D. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt.
- Câu 8 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.
D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát.
- Câu 9 : Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa
B. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương
C. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.
- Câu 10 : Ý nào phản ánh đúng vai trò của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 đối với Nhật Bản?
A. Bùng nổ phong trào đấu tranh trong nước.
B. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
C. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Lật đổ chế độc Mạc Phủ, chấm dứt chế độ phong kiến ở Nhật Bản.
- Câu 11 : Anh thực hiện chính sách “chia để trị” ở Ấn Độ là để
A. vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ.
B. xóa bỏ nền văn hoắ truyền thống của Ấn Độ.
C. nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở.
D. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.
- Câu 12 : Phong trào dân tộc 1905 – 1908 ở Ấn Độ có ý nghĩa
A. tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới.
B. là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ.
C. là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ.
D. đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
- Câu 13 : "Châu Á thức tỉnh" tức là một
A. Châu Á đã phát triển mạnh
B. Châu Á sẽ phát triển mạnh.
C. Châu Á đấu tranh quyết liệt.
D. Châu Á đang phát triển mạnh.
- Câu 14 : Ý nào không đúng khi lý giải cuộc cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Không mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
D. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp.
- Câu 15 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
A. chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.
B. không dựa vào lực lượng nhân dân.
C. những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm.
D. sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu.
- Câu 16 : Vì sao các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây?
A. Vì có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu.
B. Vì là khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu.
C. Vì là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo, các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ.
D. Vì Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giàu tài nguyên.
- Câu 17 : Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do?
A. Duy trì chế độ phong kiến.
B. Tiến hành các cuộc cách mạng.
C. Tăng cường khả năng quốc phòng.
D. Chính sách duy tân của Ra ma V.
- Câu 18 : Xiêm tiến hành công cuộc cải cách là vì
A. một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc
B. muốn đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn thậm chí vong quốc, nô lệ.
C. muốn đưa đất nước phát triển, muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc thậm chí vong quốc, nô lệ.
D. đứng trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân châu Âu, muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn.
- Câu 19 : Chính sách ngoại giao đã để lại hậu quả gì cho nước Xiêm?
A. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn.
B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị.
C. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn.
D. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
- Câu 20 : Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước thực dân châu Âu xâm lược Châu Phi?
A. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên.
B. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân trí thấp.
C. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường.
D. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt.
- Câu 21 : Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là
A. các phong trào diễn ra lẻ tẻ, rời rạc.
B. chưa có chính đảng lãnh đạo đúng đắn.
C. chưa có sự liên kết đấu tranh hiệu quả.
D. trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
- Câu 22 : Khu vực Mỹ Latinh bị các nước thực dân Âu-Mỹ xâm lược là vì
A. một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời.
B. một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, xã hội lạc hậu.
C. một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên, kinh tế, xã hội lạc hậu.
D. cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, lâu đời.
- Câu 23 : Tại sao chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
A. Vì không đem lại lợi ích cho nhân dân, chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
B. Vì mỗi đế quốc tham chiến đều có mục đích trục lợi, để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại.
C. Vì chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền, tổn phí và hậu quả của nó đè lên người lao động và nhân dân các nước thuộc địa.
D. Vì xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc tham chiến với nhau.
- Câu 24 : Mĩ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong và sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là vì
A. trong giai đoạn đầu của cuộc chiến (1914 – 1917), Mĩ đứng trung lập, không tham gia chiến tranh.
B. trong giai đoạn đầu của cuộc chiến (1914 – 1917), Mĩ đứng trung lập, buôn bán vũ khí.
C. trong giai đoạn đầu của cuộc chiến (1914 – 1917), Mĩ đứng trung lập, sau khi tham gia chiến tranh là nước thắng trận.
D. trong giai đoạn đầu của cuộc chiến (1914 – 1917), Mĩ đứng trung lập, buôn bán vũ khí; khi tham gia chiến tranh thì chiến trường không diễn ra trên đất Mĩ.
- Câu 25 : Các tác phẩm của văn học phương Đông thời cận đại đều phản ánh cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc là do
A. cuộc sống của người dân khốn khổ.
B. đời sống nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ
C. hầu hết các nước đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.
D. bị các nước đế quốc xâu xé, đời sống nhân dân quằn quại, khốn khổ.
- Câu 26 : Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như thế nào?
A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.
B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
- Câu 27 : Nhận xét nào đúng khi nói về tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước khu vực Mĩ la tinh đầu thế kỉ XX?
A. Yếu ớt.
B. Mạnh mẽ, táo bạo.
C. Đoàn kết, chưa sôi nổi.
D. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt.
- Câu 28 : Ông là nhà thơ lớn nhất của Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XIX, để lại ấn tượng với hình ảnh người nông dân cầm gươm đánh giặc - một tượng đài lịch sử bằng thơ. Ông là ai?
A. Nguyễn Du.
B. Cao Bá Quát.
C. Nguyễn Văn Siêu.
D. Nguyễn Đình Chiểu.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại