Đề KSCL HK1 môn Địa lớp 11 năm 2018 Trường THPT Ch...
- Câu 1 : Vào nửa sau mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta có hiện tượng thời tiết đặc trưng nào sau đây?
A. Mưa đá
B. Mưa rào
C. Mưa ngâu
D. Mưa phùn
- Câu 2 : Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn?
A. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ
B. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu
C. Tiếp giáp nhiều quốc gia
D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau
- Câu 3 : Trên lãnh thổ Nhật Bản, các đảo lớn lần lượt từ bắc đến nam là
A. Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô, Kiu-xiu
B. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
C. Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
- Câu 4 : Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta phát triển mạnh ở Nam Bộ là do có
A. vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng
B. khí hậu cận xích đạo, diện tích đất mặn lớn
C. sự di chuyển của các dòng hải lưu
D. khí hậu phân hóa theo mùa mưa – khô rõ rệt
- Câu 5 : Sự phát triển kinh tế của Hoa kì phụ thuộc chủ yếu vào
A. sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp hiện đại
B. nguồn hàng xuất khẩu từ công nghiệp điện tử - tin học
C. nguồn vốn lớn và có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
D. mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong nước
- Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất dãy Trường Sơn Nam?
A. Lang Bian
B. Vọng Phu
C. Ngọc Krinh
D. Ngọc Linh
- Câu 7 : Ý nào sau đây đúng về vị trí địa lí của Hoa Kì?
A. Nằm ở bán cầu Bắc, giáp với Mỹ La Tinh ở phía đông nam
B. Nằm giữa hai đại dương lớn Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
C. Phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương
D. Nằm ở bán cầu Tây, phía đông lãnh thổ giáp với Mê-hi-cô
- Câu 8 : Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là
A. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua
B. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc
C. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát
D. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát
- Câu 9 : Trên đất liền, điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lai Châu
B. Điện Biên
C. Lạng Sơn
D. Hà Giang
- Câu 10 : Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có khí hậu
A. cận xích đạo gió mùa
B. ôn đới gió mùa
C. nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
D. cận nhiệt gió mùa
- Câu 11 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
A. Hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã
B. Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc
C. Thổi liên tục trong suốt mùa đông
D. Hoạt động từ tháng XI đến tháng IV
- Câu 12 : Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta được xem như một lãnh thổ trên đất liền?
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Đặc quyền kinh tế
D. Tiếp giáp lãnh hải
- Câu 13 : Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ CỦA LIÊN BANG NGA, GIAI ĐOẠN 1991 – 2015
(Đơn vị: triệu người)(Nguồn:Encarta, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm dân số Liên Bang Nga trong giai đoạn 1991-2015?A. Dân số LB Nga liên tục tăng
B. Dân số LB Nga liên tục giảm
C. Dân số LB Nga tăng thêm 4 triệu người
D. Dân số LB Nga giảm 4 triệu người
- Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta năm 2007 lớn gấp bao nhiêu lần năm 2000?
A. 2,7 lần
B. 85,8 lần
C. 7,2 lần
D. 58,8 lần
- Câu 15 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI
(Đơn vị: triệu tấn)A. Biểu đồ đường
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ kết hợp
D. Biểu đồ miền
- Câu 16 : Ngành nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?
A. Sản xuất điện tử
B. Dệt sợi, vải các loại
C. Công nghiệp chế tạo
D. Công nghiệp khai thác
- Câu 17 : Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Dệt may
B. Hóa dầu
C. Cơ khí
D. Luyện kim màu
- Câu 18 : Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955-1973?
A. Tập trung đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
B. Người lao động có tinh thần trách nhiệm cao
C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp
D. Hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình
- Câu 19 : Ngành công nghiệp mũi nhọn nào sau đây hàng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga?
A. Hàng không – vũ trụ
B. Quốc phòng
C. Khai thác dầu khí
D. Luyện kim
- Câu 20 : Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân chia mùa khí hậu ở miền Bắc nước ta là
A. mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
B. một mùa mưa kéo dài và một mùa khô rõ rệt
C. mùa đông lạnh, mưa nhiều và mùa hạ nóng, không mưa
D. mùa đông lạnh, ẩm và mùa khô sâu sắc
- Câu 21 : Cho bảng số liệu dưới đây
TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.
(Đơn vị: ‰)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh thô của nước ta giai đoạn 2010 – 2015?A. Đường
B. Cột ghép
C. Cột chồng
D. Miền
- Câu 22 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú?
A. Nằm ở nơi giao thoa của các vành đai sinh khoáng lớn
B. Nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình nhất thế giới
C. Lãnh thổ kéo dài nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng
D. Nằm ở nơi giao thoa của các luồng di lưu, di cư sinh vật
- Câu 23 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được bảo toàn là do
A. gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động thường xuyên
B. nằm trong khu vực nội chí tuyến
C. chịu nhiều tác động của gió Tây khô nóng
D. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp
- Câu 24 : Đặc điểm nào sau đây đúng với tự nhiên phần phía Tây của LB Nga?
A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn
C. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng
D. Có trữ năng thủy điện lớn
- Câu 25 : Thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống là do nước ta
A. nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật
B. chịu tác động của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển
C. nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu phân hóa đa dạng
D. nằm trong khu vực hoạt động gió mùa điển hình trên thế giới
- Câu 26 : Phần lớn Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới
B. Xích đạo
C. Cận nhiệt đới
D. Nhiệt đới gió mùa
- Câu 27 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm chủ yếu của nền nông nghiệp của Nhật Bản?
1) Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.
2) Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh.
3) Ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, công nghệ hiện đại.
4) Khả năng đáp ứng nhu cầu người dân của nông nghiệp ngày càng giảm.
5) Diện tích trồng lúa gạo ngày càng tăng trong những năm gần đây.
A. 4
B. 5
C. 2
D. 1
- Câu 28 : Nguyên nhân nào dưới đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất gió mùa?
A. Do nước ta nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương
B. Do nước ta có vị trí giáp với Biển Đông
C. Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
D. Do nước ta nằm gần trung tâm châu Á gió mùa
- Câu 29 : Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến tình trạng mất an ninh xã hội ở Hoa Kì?
A. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh
B. Chênh lệch về trình độ văn hóa
C. Sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc
D. Dân nhập cư đến từ nhiều châu lục
- Câu 30 : LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương
- Câu 31 : Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh hơn so với các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển
B. Nền nhiệt cao, có ít cửa sông đổ ra biển
C. Nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển
D. Lượng mưa nhiều, ít cửa sông đổ ra biển
- Câu 32 : Trong tổng dân số của Trung Quốc, thành phần dân tộc nào sau đây chiếm chủ yếu?
A. Người Ui – gua
B. Người Mông Cổ
C. Người Choang
D. Nguời Hán
- Câu 33 : Gió Tín phong hoạt động ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Thổi quanh năm với cường độ như nhau
B. Chỉ xuất hiện vào thời kì chuyển tiếp xuân - thu
C. Bị suy yếu vào thời kì chuyển tiếp giữa các mùa gió
D. Mạnh lên vào thời kì chuyển tiếp giữa các mùa gió
- Câu 34 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên phần phía Đông của LB Nga?
A. Có trữ năng thủy điện lớn
B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn
C. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao
D. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
- Câu 35 : Cho bảng số liệu vềDIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA
A. Diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta liên tục tăng
B. Diện tích rừng và độ che phủ rừng đều tăng, trong đó diện tích rừng trồng có tốc độ tăng nhanh nhất
C. Diện tích rừng và độ che phủ rừng giảm mạnh trong giai đoạn 1943-1983; liên tục tăng trong giai đoạn 1983-2014, nhất là diện tích rừng trồng
D. Diện tích rừng và độ che phủ rừng liên tục tăng, nhất là diện tích rừng trồng, nhưng chất lượng rừng vẫn chưa được phục hồi
- Câu 36 : Căn cứ vào trang 9 của Atlat Địa lý Việt Nam, hãy cho biết gió mùa mùa hạ khi thổi đến Bắc Bộ có hướng nào sau đây?
A. Đông Nam
B. Đông Bắc
C. Tây Nam
D. Tây Bắc
- Câu 37 : Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi bề mặt địa hình hiện nay của nước ta là
A. xâm thực – mài mòn
B. xâm thực – bồi tụ
C. vận chuyển - mài mòn
D. xâm thực – vận chuyển
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á