30 bài tập Cân bằng nội môi mức độ dễ
- Câu 1 : Cân bằng nội môi là:
A Sự cân bằng lượng nước trong cơ thể
B Tỉ lệ hấp thụ và thải các chất khoáng được cân bằng.
C Trường hợp trong môi trường cơ thể có tốc độ đồng hóa và dị hóa bằng nhau
D Trường hợp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH của môi trường bên trong cơ thể.
- Câu 2 : Độ pH của nội môi được cân bằng nhờ các loại hệ đệm nào ?
A 1,3,4
B 1,2,3,4
C 1,2,3
D 1,4
- Câu 3 : Trong cơ chế điều hòa đường huyết, tuyến tụy tiết hormone glucagon khi
A Nồng độ glucose trong máu khoảng 1,2 gam/ l
B Nồng độ glucose trong máu khoảng 1,5 gam/l
C Nồng độ glucose trong máu khoảng 1,0 gam/l
D Nồng độ glucose trong máu khoảng 0,8 gam/l
- Câu 4 : Khi nồng độ glucose trong máu là 0,6 gam/l gan có thể
A Chuyển glycogen thành glucose
B Tạo ra glucose từ axit lactic hoặc axit amin
C Tổng hợp glucose từ sản phẩm phân hủy mỡ
D Tất cả đều đúng.
- Câu 5 : Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các hormone có tác dụng trái ngược là:
A Adrenalin và aldosteron
B Insulin và glucagon
C ADH và insulin
D Adrenalin và ADH
- Câu 6 : Thận có vai trò chủ yếu trong cơ chế
A điều hòa đường huyết
B điều hòa thân nhiệt
C điều hòa áp suất thẩm thấu
D điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
- Câu 7 : Xác định câu sai
A huyết áp tỉ lệ nghịch với áp suất thẩm thấu
B áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nồng độ Na+
C nồng độ Na+ tỉ lệ nghịch với lượng nước trong cơ thể
D huyết áp tỉ lệ nghịch với lượng máu trong cơ thể.
- Câu 8 : Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là :
A bộ phận tiếp nhận kích thích
B bộ phận điều khiển
C hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết
D các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.
- Câu 9 : Hormone ADH của tuyến yên có tác dụng chủ yếu là
A làm tăng quá trình tái hấp thụ nước
B làm tăng áp suất thẩm thấu
C kích thích tái hấp thu Na+ ở ống thận
D tăng cường bài xuất nước tiểu
- Câu 10 : Hormone chống đa niệu ADH được tiết ra khi
A Khi uống bia rượu
B Khi huyết áp tăng
C Khi áp suất thẩm thấu giảm
D Khi áp suất thẩm thấu tăng
- Câu 11 : Phát biểu sai về hệ đệm là
A Các hệ đệm đều có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi nồng độ của chúng tăng lên
B Hệ đệm protein có vai trò quan trọng nhất ở ống thận
C Hệ đệm bicacbonat không phải là tối ưu nhưng tốc độ điều chỉnh của nó là nhanh nhất
D Hệ hô hấp và bài tiết cung tham gia điều hòa pH máu
- Câu 12 : Nói về hệ đệm cacbonat , điều không đúng là :
A Tốc độ điều chỉnh pH mạnh nhất
B Không phải hệ đệm tối ưu
C Có vai trò quan trọng vì cả hai thành phần của hệ đệm có thể được điều chỉnh bởi phổi và thận.
D Là hệ đệm mạnh nhất cơ thể
- Câu 13 : Hệ đệm nào mạnh nhất cơ thể ?
A Hệ đệm bicacbonat
B Hệ đệm phosphate
C Hệ đệm protein
D Ba hệ đệm mạnh ngang nhau
- Câu 14 : Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào ?
A Điều hoà hấp thụ nước ở thận.
B Điều hoà pH máu.
C Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.
D Điều hoà hâp thụ Na+ ở thận.
- Câu 15 : Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
A Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
B Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
D Tác động vào bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
- Câu 16 : Ở người các hoocmôn tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucôzơ trong máu là:
A Testosterôn, Glucagôn.
B Ostrôgen, Insulin.
C Glucagôn, Ostrôgen.
D Insulin, Glucagôn.
- Câu 17 : Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào
A Điều hoà áp suất thẩm thấu.
B Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
C Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.
D Điều hoá huyết áp.
- Câu 18 : Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
A Thận thải H+ và HCO3-
B Hệ đệm trong máu lấy đi H+.
C Phổi hấp thu O2
D Phổi thải CO2.
- Câu 19 : Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể (cân bằng nội môi)?
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 20 : Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây ?
A Duy trì cân bằng độ pH của máu
B Duy trì cân băng lượng dường glucose trong máu.
C Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể.
D Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
- Câu 21 : Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?
A Gan và thận.
B Phổi và thận.
C Các hệ đệm
D Tuyến ruột và tuyến tụy.
- Câu 22 : Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, điều nào không đúng khi nói về bộ phận tiếp nhận kích thích?
A Là các thụ thể (áp lực, hóa học…).
B Tiếp nhận kích thích từ môi trường.
C Hình thành xung thần kinh truyền đến bộ phận thực hiện
D Là các cơ quan thụ cảm.
- Câu 23 : Theo cơ chế duy trì cân bằng nội môi thì trình tự nào sau đây là đúng?
A Kích thích → tiếp nhận → điều khiển → trả lời → liên hệ ngược → tiếp nhận.
B Kích thích → tiếp nhận → trả lời → điều khiển → liên hệ ngược → tiếp nhận.
C Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → điều khiển → trả lời → tiếp nhận.
D Kích thích → tiếp nhận → liên hệ ngược → tiếp nhận → điều khiển → trả lời.
- Câu 24 : Cơ chế điều hoà khi nồng độ glucose trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào ?
A Gan →Tuyến tuỵ → Glucagon → Glicogen → Glucose trong máu tăng.
B Tuyến tuỵ → Glucagon → Gan → Glicogen → Glucose trong máu tăng.
C Gan → Glucagon → Tuyến tuỵ → Glicogen → Glucose trong máu tăng.
D Tuyến tuỵ → Gan → Glucagon → Glicogen → Glucose trong máu tăng.
- Câu 25 : Vai trò điều tiết của các hoocmôn do tụy tiết ra là:
A insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cao, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cũng cao.
B insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cũng thấp.
C insuiin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cao, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp.
D insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp, còn glucagon điếu tiết khi nồng độ glucose trong máu cao.
- Câu 26 : Hormone của tuyến nội tiết nào có tác dụng làm tăng tải hấp thụ Na+ ở thận?
A tuyến yên
B tuyến tụy.
C tuyến trên thận
D tuyến giáp.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước