- Sinh thái học quần xã số 2
- Câu 1 : Khi nói về sự đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng ?
A Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
B Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
C Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
D Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?
A Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
B Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.
C Trong một quẫn xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung.
- Câu 3 : Trong đầm, nhóm sinh vật nào dưới đây có thể gọi là quần xã sinh vật :
A Cá rô phi vằn.
B Cá rô phi đơn tính.
C Côn trùng sống trong nước.
D Bèo lục bình
- Câu 4 : Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật sản xuất :
A Vi khuẩn lưu huỳnh mầu xanh, mầu đỏ
B Vi khuẩn không lưu huỳnh mầu đỏ tía.
C Tảo nâu, tảo đỏ.
D Vi khuẩn khử sunphat
- Câu 5 : Loài sinh vật được coi là chìa khóa trong quần xã là loài:
A Có khả năng tao ra sinh khối cao nhất.
B Có khả năng kiểm soát thành phần cấu trức của quần xa.
C Có khả năng thay thế cho nhóm sinh vật ưu thế khi loài này suy tàn
D Có khả năng kìm hãm các loại dịch bệnh.
- Câu 6 : Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây đúng ?
A Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
B Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
C Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất.
D Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.
- Câu 7 : Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả cuối cùng sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài ?
A Cạnh tranh cùng loài
B Cạnh tranh khác loài.
C Cộng sinh giữa hai loài.
D Sự phân tầng trong quần xã.
- Câu 8 : Những loài kí sinh trùng có vùng phân bố rộng, khi chuyển từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, khả năng gây nhiễm cho các vật chủ có thể :
A Rất khó khăn
B Rất dễ dàng
C Hoàn toàn thất bại
D Các ý trên đều không đúng
- Câu 9 : Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã trở nên căng thẳng xuất hiện ở :
A Vùng nhiệt đới-xích đạo
B Vùng ôn đới lạnh
C Rừng Taiga hàn đới
D Đồng rêu cận cực.
- Câu 10 : Các rạn san hô thềm lục địa nhiệt đới rất giầu về thành phần loài. Đó là do :
A Nguồn muối vô cơ rất giầu có, đảm bảo tốt cho sự phát triển phong phú của thực vật nổi.
B Nhiệt độ nước ấm áp thuận lợi cho sự sinh sản và nuôi con của các loài.
C Các loài sống trong rạn san hô có sự phân li ổ sinh thái rất cao.
D Điều kiện môi trường rất ổn định cho sự tồn tại và phát triển của các loài.
- Câu 11 : Trao đổi vật chất trong quần xã được thực hiện thông qua:
A Quá trình quang hợp và hô hấp.
B Mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài.
C Mối quan hệ hợp tác giữa hai loài.
D Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Câu 12 : Trong 3 loài cá đều sống trong tầng nước với số lượng đông, nhưng loài A có số que mang là 145 cái, loài B có 320 cái, còn loài C chỉ có một số ít que mang ngắn và tù. Chúng không cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn là do :
A Thức ăn trong tầng nước dồi dào.
B Chúng phân li nhau về nơi kiếm ăn.
C Chúng phân li nhau về thời gian kiếm ăn
D Chúng phân li nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng
- Câu 13 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
B Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.
C Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
D Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1.
- Câu 14 : Những loài sinh vật sống cộng sinh với bèo hoa dâu là :
A Vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus
B Vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter.
C Vi khuẩn Anabaena
D Vi khuẩn Micrococcus.
- Câu 15 : Người ta gặp ngẫu nhiên 2 loài rắn ở bìa rừng. Loài A sống trong các hốc cây. Loài B ngoài nơi sống như loài A còn có khả năng trèo vắt vẻo trên các cành cây. Hai loài cùng sử dụng nguồn thức ăn hạn chế là ếch nhái, đương nhiên chúng cạnh tranh với nhau. Kết quả chung có thể xuất hiện là :
A Hai loài có thể chung sống với nhau.
B Loài A có thể chiến thắng.
C Loài B có thể tiêu diệt loài A
D Không có câu giải thích nào thỏa đáng.
- Câu 16 : Chuỗi thức ăn của các loài thủy sinh vật có thể ngắn nhất thuộc về vùng nước nào trong biển :
A Vùng nước khơi
B Vùng thềm lục địa
C Vùng nước trồi (upwelling)
D Vùng cửa sông.
- Câu 17 : Nuôi thả đa canh (polyculture), tức là nuôi nhiều đối tượng trong thủy vực thích hợp nhất đối với vùng nước nào trên lục địa:
A Vùng nước lạnh ôn đới
B Vùng nước ấm ôn đới
C Vùng nước ấm nhiệt đới
D Các hồ sâu trên núi cao.
- Câu 18 : Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta có mức đa dạng sinh học cao và nguồn lợi hải sản giàu có là nhờ:
A Rất đa dạng về nơi sống của các loài.
B Nguồn thức ăn vô vơ và hữu cơ rất phong phú, đảm bảo cho các loài phát triển thuận lợi.
C Là nơi kiếm ăn và bãi đẻ, nơi nuôi dưỡng cho nhiều loài động vật biển.
D Tất cả các điều nói trên.
- Câu 19 : Trong các thủy vực bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, thành phần các nhóm loài sinh vật nào trở nên ưu thế nhất?
A Các loài động vật tiêu thụ có kích thước lớn.
B Các loài thực vật bậc cao sống trong nước hay ngập nước.
C Các loài có kích thước cơ thể rất nhỏ và sinh vật sống họai sinh.
D Chỉ có các loài thân mềm ăn mùn bã hữu cơ.
- Câu 20 : Một QX đang phát triển có những đặc tính vốn có, phù hợp với điều kiện môi trường. Tuyên bố nào dưới đây không đúng :
A Kích thước của các cá thể tăng lên.
B Nguồn thức ăn mùn bã có nguồn gốc ngoại sinh tăng lên.
C Số lượng cá thể của mỗi loài giảm, còn số loài tăng lên
D Cạnh tranh giũa các loài ngày càng căng thẳng, ổ sinh thái của các loài ngày càng phân hóa.
- Câu 21 : Trong một thủy vực phì dưỡng (eutrophication) cấu trúc của quần xã sinh vật thay đổi theo hướng nào :
A Các loài phân hóa rất cao về ổ sinh thái, quần xã dần ổn định.
B Năng suất sinh học chung của quần xã dường như tăng lên.
C Số loài giảm đi, một vài loài phát triển rất mạnh, trở nên ưu thế.
D Những loài ưa ôxi (oxyphil) tăng lên.
- Câu 22 : Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi nói rằng, ở vùng ven bờ có mức đa dạng sinh học cao hơn so với vùng nước ngoài khơi :
A Vùng chứa rất nhiều sinh cảnh và nơi sống đối với các loài
B Vùng có nguồn thức ăn rất giầu có, vượt nhiều lần vùng nước khơi.
C Vùng còn là địa bàn sinh sản và kiếm ăn của nhiều loài động vật biển.
D Vùng là nơi tiếp xúc của môi trường nước mặn và nước ngọt.
- Câu 23 : Trong bình thủy tinh người ta nuôi 2 loài cá khác nhau bằng một nguồn thức ăn hạn hẹp là Daphnia. Cá Hoa thị rất năng hoạt còn cá Đen lại thích dựa dẫm, biết thế người ta cho vào đáy bình một ống rỗng. Khi theo dõi, người ta phát hiện thấy điều gì xẩy ra trong bình nuôi :
A Hai loài cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn hạn hẹp
B Loài Đen chiến thắng loài Hoa thị.
C Loài Hoa thị chiến thắng loài Đen.
D Hai loài sống với nhau một cách hòa bình.
- Câu 24 : Những cá thể cùng loài hoàn toàn trùng nhau về ổ sinh thái, song chúng rất ít khi cạnh tranh với nhau về nguồn sống, bởi vì :
A Chúng có cùng huyết thống.
B Chúng phân chia nhau về thời gian kiếm ăn trong ngày
C Số lượng cá thể của loài luôn duy trì ở dưới mức giới hạn.
D Chúng cần nhau trong sinh sản để duy trì nòi giống.
- Câu 25 : Hai loài động vật A và B có chung nguồn thức ăn, nhưng loài A có phổ thức ăn rộng hơn loài B. Do một nguyên nhân nào đó, nguồn thức ăn chung của 2 loài bị suy giảm, Trong trường hợp như thế, kết quả nào có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa 2 loài ?
A Loài A cạnh tranh với loài B và là loài chiến thắng
B Loài B cạnh tranh với loài A và là loài chiến thắng
C Loài A và loài B đều bị suy kiệt và chết hết vì cuộc cạnh tranh sống còn.
D Chúng có thể chung sống hòa bình với nhau.
- Câu 26 : Trong bình thủy tinh người ta nuôi 2 loài cá khác nhau bằng một nguồn thức ăn hạn hẹp là Daphnia. Cá Hoa thị rất năng hoạt còn cá Đen lại thích dựa dẫm, biết thế người ta cho vào đáy bình một ống rỗng. Khi theo dõi, người ta phát hiện thấy điều gì xẩy ra trong bình nuôi :
A Hai loài cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn hạn hẹp
B Loài Đen chiến thắng loài Hoa thị.
C Loài Hoa thị chiến thắng loài Đen.
D Hai loài sống với nhau một cách hòa bình.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen