Trắc nghiệm sử 9 bài 29 : Cả nước trực tiếp chiến...
- Câu 1 : Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng nào?
A. Quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn.
B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh.
D. Quân đội Sài Gòn và quân đội đồng minh.
- Câu 2 : Đại danh nào được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ?
A. Bình Giã.
B. Vạn Tường.
C. Chu Lai.
D. Ba Gia.
- Câu 3 : Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được thể hiện ở chỗ nào?
A. Quân Mĩ không ngừng tăng lên về số lượng.
B. Quân Mĩ vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn.
C. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến.
D. Mục tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.
- Câu 4 : Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?
A. Trận Vạn Trường (18/8/1965).
B. Chiến thắng mùa khô (1965-1966).
C. Chiến thắng mùa khô (1966-1967).
D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).
- Câu 5 : Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?
A. Đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.
B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.
- Câu 6 : Trong các điều khoản của Hiệp đinh Pari, điều khoản nào tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A. Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cue tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
C. Mĩ cam kết góp phần vào việt hàn gắn chiến tranh Việt Nam và Đông Dương.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù bị và dân thường bị bắt.
- Câu 7 : Nguyên nhân trực tiếp nào khiến Mĩ buộc phải kí vào hiệp định Pari (27/1/1973)?
A. Do dư luận thế giới đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
B. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
C. Do Mĩ không còn đủ sức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.
D. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
- Câu 8 : Điểm tương đồng giữa nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?
A. Các nước tham gia hội nghị công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
B. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. Các nước cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của Uỷ ban quốc tế.
- Câu 9 : Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay” Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì
A. Tố cộng, diệt cộng
B. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt
C. Dồn d&aciracirc;n, lập ấp chiến lược
D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
- Câu 10 : Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?
A. Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
B. Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm
C. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
- Câu 11 : Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam được xác định tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959) là
A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân
B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng
C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang nhân dân
D. Đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường chính trị hòa bình
- Câu 12 : Lực lượng chính trị nào được ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi ?
A. Đảng Lao động Việt Nam
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
D. Trung ương cục miền Nam
- Câu 13 : Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
B. Bảo vệ hòa bình
C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
D. Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng
- Câu 14 : Cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975 là
A. Phong trào hòa bình (1954)
B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968)
D. Tiến công chiến lược (1972)
- Câu 15 : Vì sao phong trào Đồng Khởi lại đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
D. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam
- Câu 16 : Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là
A. Phong trào "Đồng khởi"
B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
D. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn vào ngày 16-6-1963
- Câu 17 : Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm không xuất phát từ nguyên nhân nào?
A. Do âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ- Diệm
B. Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới
C. Đấu tranh vũ trang là vi phạm quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ
D. Lực lượng vũ trang của Việt Nam đã tập kết ra Bắc, không còn cơ sở đấu tranh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu